Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 4): Tăng thu nhập dịch vụ nhờ bancassurance

MA KHA - L.MỸ 14/02/2021 12:30

Mặc dù thu nhập lãi thuần từ tín dụng tăng mạnh và trọng yếu tại các ngân hàng, không thể không ghi nhận còn có thu nhập lãi thuần dịch vụ và đặc biệt từ bancassurance.

Theo dữ liệu từ 23 ngân hàng lớn gồm nhóm niêm yết trên 3 sàn (báo cáo tài chính tại cuối 2020) và cả Agribank (báo cáo tại cuối quý II/2020) mà chúng tôi theo dõi, ghi nhận tăng trưởng tổng thu nhập của các tổ chức tín dụng cũng có sự phân hóa theo nhóm.

Dữ liệu ghi nhận cấu trúc tăng trưởng tổng thu nhập

Dữ liệu ghi nhận cấu trúc tăng trưởng tổng thu nhập của 23 TCTD (nguồn: AWM.Fund)

Nhóm các ngân hàng TOP 3 duy trì đà tăng trưởng tín dụng tốt nên lãi thuần từ tín dụng tăng trưởng rất mạnh, bình quân trên 30%. Nhóm TOP 2 lại phân hóa sâu hơn khi một số tăng tốt như Techcombank (HoSE: TCB) +31.5%, một số lại rất thấp như VPBank (HoSE: VPBank) + 5.5%. Nhóm TOP 1 do phải chia sẻ nhiệm vụ chung tay với nền kinh tế trong và hậu đại dịch, nên tăng trưởng Agribank 6 tháng 2020 và BIDV (HoSE: BID) mang số âm, còn lại Vietcombank (HoSE: VCB) và Vietinbank (HoSE: CTG) ở 1 chữ số. 

Với nhóm TOP 1, theo báo cáo từ chính các tổ chức, họ đã giảm thu nhập lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng từ việc cắt giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng. Báo cáo của Vietcombank cho biết lần đầu tiên trong lịch sử, 1 năm họ đã cắt giảm lãi suất tới 5 lần và "hy sinh" hơn 3.700 tỷ đồng. Dù vậy, so với chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra trong đầu năm hơn 26.000 tỷ đồng thì 23.068 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt được cuối năm vẫn là "cô đơn trên đỉnh" và phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng này trong bối cảnh đại dịch. BIDV cũng giảm thu nhập lãi tín dụng do dành tới 6.400 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách hàng...

Thu nhập ngoài lãi đáng ghi nhận nhất là LienVietPost Bank (HoSE: LPB) với sức mạnh hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch phủ sóng toàn quốc kết hợp với chuỗi thư tín.  Nhờ tăng thu ngoài lãi gồm thu dịch vụ và lãi mua bán kinh doanh mà LPB đã ghi nhận lãi trước và sau thuế cả năm tăng 19% và 16%, đạt gần 2,427 tỷ đồng và 1,862 tỷ đồng, vượt tới 43% so với kế hoạch.

Trong khi đó, Vietinbank là ngân hàng phá đảo kết quả lợi nhuận của chính mình với con số tăng trưởng đột biến và trở thành á quân lợi nhuận ngân hàng. Điểm nhấn gây sốc của ngân hàng này chính là thu nhập ngoài lãi đột phá ở mức 32,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Vietcombank và FWD đã có hợp đồng bancassurance khủng mà theo giới chuyên môn, ước lên tới trên 45 triệu USD

Vietcombank và FWD đã có hợp đồng bancassurance khủng mà theo giới chuyên môn, ước lên tới trên 45 triệu USD

Một điểm đáng chú ý là không ít ngân hàng năm 2020 cũng đã gặt hái và tăng thu dịch vụ từ bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng). Được biết, Vietcombank hiện là ngân hàng đang hoạch toán những khoản lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng bancassurance trị giá khủng so với trên toàn ngành mà họ cùng FWD đã ký kết trong năm 202. Ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ OCB cho biết đã hạch toán đầy đủ nguồn thu ban đầu từ ký kết bancassurance vào năm 2018. Song rất nhiều nguồn thu trong quá trình triển khai hợp đồng bán chéo này sẽ được rà soát và ghi nhận theo năm. Đây cũng là khoản "để dành", ghi dần của các ngân hàng sau những cú ghi lãi đột biến với bancassurance khi đã có hợp đồng độc quyền ký kết.

Dữ liệu của chúng tôi theo đó dự báo năm 2021, những ngân hàng có lợi nhuận đột phá từ bancassurance, có thể chưa hạch toán ngay do hợp đồng ký vào cuối năm, sẽ gọi tên Vietinbank và ACB. Ngoài ra, "thế lực" bancassurance còn gọi tên HDBank (HoSE: HDB) khi chiến lược khai thác thị trường này của HDBank thể hiện mạnh mẽ qua việc thành lập HDBank Insurance và chỉ sau một thời gian đã trở thành khối có "máu mặt" chiếm lĩnh thị phần tốt. Qua đó, sẽ tạo đà cho HDBank có thể lựa chọn được đối tác và hợp đồng giá trị lớn.

Trở lại với tăng trưởng thu nhập thuần từ dịch vụ, ghi nhận cho thấy tích cực nhất phải kể đến TCB và VPB lần lượt 28.8% và 20.2%. Và mặc dù giảm thu phí dịch vụ để hút khách hàng và là một trong những bí quyết để hút CASA của các nhà băng, thì một mặt khác, bancassurance cũng là động lực để nhiều ngân hàng có điều kiện và đang triển khai nhằm bù đắp nguồn thu.

Bên cạnh đó, ngoại hối, kinh doanh trái phiếu và chứng khoán, đều là những nguồn thu hiệu quá của các ngân hàng có tham gia thị trường này.

Có thể bạn quan tâm

  • Ruộng sâu, trâu nái, lại đầy... tài khoản ngân hàng

    Ruộng sâu, trâu nái, lại đầy... tài khoản ngân hàng

    06:00, 13/02/2021

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Kiên định mục tiêu trong giai đoạn mới

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Kiên định mục tiêu trong giai đoạn mới

    06:34, 12/02/2021

  • Sát Tết, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh

    Sát Tết, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh

    06:00, 09/02/2021

  • Ngân hàng lãi lớn nhìn từ Big 3

    Ngân hàng lãi lớn nhìn từ Big 3

    06:00, 09/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 4): Tăng thu nhập dịch vụ nhờ bancassurance
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO