Toan tính của Saudi Arabia khi thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine

TRƯỜNG ĐẶNG 05/08/2023 04:00

Trong thời gian gần đây, Saudi Arabia rất tích cực trong việc thúc đẩy hòa đàm giữa Moscow và Kiev, với những tính toán chiến lược.

Ả Rập Xê út bất ngờ muốn trở thành

Saudi Arabia bất ngờ muốn trở thành "nhà hòa giải" cho chiến sự Nga - Ukraine

Mới đây, Saudi Arabia tiếp tục thúc đẩy hình ảnh của mình với một tư cách hoàn toàn khác. Quốc gia vùng Vịnh tổ chức một cuộc thảo luận về hòa bình cho Nga và Ukraine với sự tham gia của hàng chục cố vấn an ninh quốc gia và các quan chức cấp cao nhiều nước.

>>Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đổ vỡ: Ai là “nạn nhân” thực sự?

Cuộc họp khai mạc vào ngày 4/8 tại thành phố Jeddah bên Biển Đỏ không chỉ có sự góp mặt của EU, Mỹ hay Canada, mà còn cả các nước đến từ Nam bán cầu như Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Ukraine cử đại diện tới hội nghị thượng đỉnh này, nhưng Nga không được mời, theo các chuyên gia.

Sự xuất hiện của Trung Quốc cũng là vấn đề được giới phân tích quan tâm. “Hầu hết những người tham gia hội nghị lần trước đều lấy làm tiếc vì Trung Quốc đã không tham gia”, một quan chức cấp cao của châu Âu nói với Politico.

Toan tính của Riyadh

Kể từ khi mối quan hệ với Mỹ rạn nứt sau cáo buộc Riyadh vi phạm nhân quyền liên quan tới một nhà báo nổi tiếng, Saudi Arabia đã có những bước đi độc lập hơn nhằm khẳng định vị thế của mình trong khu vực và xa hơn.

Saudi Arabia đã củng cố hơn nữa quan hệ với Trung Quốc – đối thủ lớn nhất của Mỹ thông qua hợp tác kinh tế, tài chính. Mặt khác, Saudi Arabia đã đồng ý nối lại quan hệ ngoại giao với Iran trong một thỏa thuận mang tính lịch sử do Trung Quốc làm trung gian hồi đầu năm nay.

Tại khu vực, vai trò của Saudi Arabia đối với xung đột Israel và Palestine cũng rất lớn, khiến Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã phải đến Jeddah vào tuần trước để thảo luận các giải pháp.

Với chiến sự Nga – Ukraine, lãnh đạo Saudi Arabia nhìn thấy một cơ hội để mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới, tương tự như cách một số quốc gia mới nổi hiện nay đang thực hiện. 

Các nhà cầm quyền ở Saudi Arabia có lợi thế rõ ràng. Quốc gia này vẫn duy trì một mối quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga. Cả hai đều là thành viên của nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC +, và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 7 sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu.

Với cuộc họp này, mặc dù không mời Nga nhưng Saudi Arabia dự kiến sẽ thông báo cho Nga về kết quả. Động thái tôn trọng này chắc chắn sẽ được Moscow đánh giá cao, khác với những gì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã làm sau cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine hồi tháng trước.

Một lợi thế của Ả Rập Xê út là duy trì mối quan hệ ổn định với cả Nga và Ukraine

Một lợi thế của Saudi Arabia là duy trì mối quan hệ ổn định với cả Nga và Ukraine

Về phần mình, Ukraine cũng ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến mới nhất của Saudi Arabia. Trong tháng 5, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã bất ngờ dừng chân ở Jeddah để phát biểu trước Liên đoàn Ả Rập và gặp Bin Salman. Ông Zelensky mới đây cho biết ông coi cuộc gặp mặt này là một bước trên con đường hướng tới một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu, có thể sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới.

Thách thức chưa ai vượt qua

Dù vậy, còn quá sớm để cho rằng Saudi Arabia có thể kéo hai bên sớm xích lại gần nhau. Chiến sự Nga- Ukraine không chỉ là việc của riêng hai quốc gia, mà còn gắn với những lợi ích chiến lược của nhiều cường quốc mà chưa bên nào chịu nhượng bộ.

Trong khi Nga và Ukraine kiên quyết không thay đổi lập trường về “hòa bình”, thì các quốc gia như Brazil và Ấn Độ cũng không có lập trường rõ ràng về cuộc chiến. Trong khi đó, Saudi Arabia sẽ phải thuyết phục Mỹ và EU thay đổi thái độ thù địch với Nga nếu muốn đi tới hòa đàm.

>>Giá dầu có thể "lao dốc" mạnh sau các tín hiệu kinh tế tiêu cực

Bất chấp điều đó, những bên tham gia tiếp tục hy vọng có tiến triển từ cuộc họp này. Theo các tài liệu nội bộ do tờ Politico tiếp cận, mà hội nghị nói trên sẽ thảo luận trong 2 ngày sẽ xoay quanh 10 chủ đề nhằm từng bước tháo gỡ các nút thắt. Các nội dung đó bao gồm an ninh lương thực, năng lượng; trả tự do cho các tù nhân và những người bị cưỡng bức trục xuất; an ninh sinh thái; hay khả năng có một tòa án tội phạm chiến tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine "vỡ mộng" máy bay F16?

    04:00, 29/07/2023

  • Đảo chính ở Niger có lợi gì cho Nga?

    Đảo chính ở Niger có lợi gì cho Nga?

    03:20, 03/08/2023

  • Bài học cho Ukraine sau 8 tuần phản công

    Bài học cho Ukraine sau 8 tuần phản công

    04:10, 31/07/2023

  • Điều gì khiến đồng minh Ba Lan

    Điều gì khiến đồng minh Ba Lan "quay lưng" với Ukraine?

    04:00, 27/07/2023

  • Đồng minh cũng

    Đồng minh cũng "quay lưng" với Ukraine về vấn đề lương thực

    04:00, 23/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Toan tính của Saudi Arabia khi thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO