TP.HCM: Chính thức dừng dự án BOT Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương

NGÂN GIANG 01/07/2022 22:03

Sau 7 năm, dự án đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) mới chỉ đạt 12% tiến độ, và hiện nhà đầu tư cũng dừng thi công dự án.

>>Khắc phục hạn chế hợp đồng BOT

Theo đó, ngày 1/7/2022, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chấp thuận chủ trương ngừng thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức hợp đồng BOT.

Sau 7 năm, dự án đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) mới chỉ đạt 12% tiến độ

Sau 7 năm, dự án đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) mới chỉ đạt 12% tiến độ.

Cụ thể, về lộ trình, UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc, trao đổi nghiệp vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục liên quan về ngừng thực hiện các dự án PPP trên địa bàn TP; tham mưu, đề xuất TP theo đúng quy định trong tháng 7/2022.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban Giao thông) thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định.

Đối với UBND huyện Bình Chánh: khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và quản lý chặt chẽ phần nhà đất đã thực hiện bồi thường để không bị lấn chiếm.

Trong đó, Ban Giao thông khẩn trương làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thu thập thông tin, tài liệu liên quan dự án và xác định phần khối lượng đã thực hiện. Sau đó, báo cáo Sở Giao thông vận tải TP tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND TP theo đúng quy định.

Sau khi được giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư, Ban Giao thông khẩn trương nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức BOT và xem xét hướng tiếp cận kết nối với đường vành đai 3 TP.HCM nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện.

Chi phí đầu tư gồm phần chi phí thanh toán hợp pháp mà nhà đầu tư đã thực hiện và phần chi phí đầu tư phần còn lại của dự án; trình cấp thẩm quyền xem xét, hoàn thành trong quý 3 năm nay.

 >>Xoay vốn cho các dự án BOT

Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã có văn bản kiến nghị UBND TP giải quyết những tồn đọng ở dự án xây dựng tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM, Long An, Tiền Giang), giai đoạn 1.

Dự án này đã khởi công xây dựng từ tháng 10-2015 đến nay chỉ đạt khoảng 12% giá trị và đã dừng thi công.

Dự án trên do nhà đầu tư là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh đang bị các cơ quan pháp luật xử lý vì liên quan đến các vụ án khác.

dự án có tổng chiều dài 2,7km, bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí), quy mô 2 đường song hành, mỗi đường có 1 làn xe hỗn hợp và 1 làn ô tô

Dự án có tổng chiều dài 2,7km, bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí), quy mô 2 đường song hành, mỗi đường có 1 làn xe hỗn hợp và 1 làn ô tô.

Do đó, Sở GTVT đề xuất thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp lấy ý kiến đánh giá chuyên ngành lĩnh vực tài chính và đầu tư của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư để tổng hợp đánh giá toàn diện nhằm đề xuất UBND TP hướng giải quyết.

Đồng thời, Sở Giao thông - vận tải TP kiến nghị UBND TP giao Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất các thủ tục tiếp nhận dự án, chấm dứt hợp đồng BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) và phương án xử lý đối với việc vi phạm hợp đồng BOT của nhà đầu tư.

Dự án xây dựng đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM Trung Lương đã được Sở Giao thông vận tải TP thay mặt UBND TP ký hợp đồng BOT với nhà đầu tư là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, theo dự kiến phải hoàn thành vào cuối năm 2017.

Thế nhưng, đến nay tổng sản lượng xây lắp của dự án chỉ đạt 140 tỉ đồng/1.157 tỉ đồng, tương đương với 12% giá trị.

Theo thiết kế, dự án có tổng chiều dài 2,7km, bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí), quy mô 2 đường song hành, mỗi đường có 1 làn xe hỗn hợp và 1 làn ô tô.

Ở đầu tuyến, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện nút giao với quốc lộ 1 - Võ Văn Kiệt theo quy hoạch, còn cuối tuyến sẽ xây mới nút giao Tân Kiên.

Cũng liên quan đến dự án trên, vào tháng 9/2019, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh TP.HCM thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền thu phí dự án BOT tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) do Công ty Yên Khánh thực hiện

Theo thông báo của ngân hàng trên, khoản nợ tính đến ngày 2/4/2019 là hơn 457,6 tỉ đồng, trong đó 435,6 tỉ đồng là dư nợ gốc, lãi quá hạn là gần 22 tỉ đồng, đng thời, ngân hàng này cũng khởi kiện ra Tòa án quận 1.

Dự án đường nối Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài 2,7km, do Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh thực hiện với tổng mức đầu tư 1.557 tỉ đồng. Dự án bắt đầu từ nút giao cầu vượt Võ Văn Kiệt - quốc lộ 1 đến điểm giao với đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương (nay là đường Võ Trần Chí).

Theo hợp đồng BOT, dự án có mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10-2015, đến nay tổng sản lượng xây lắp chỉ đạt 140 tỉ đồng, tương đương với 12% giá trị, nhà đầu tư cũng dừng thi công dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Khắc phục hạn chế hợp đồng BOT

    11:00, 26/06/2022

  • Xoay vốn cho các dự án BOT

    04:18, 29/05/2022

  • Thu phí tự động không dừng tại TP.HCM: "Tối hậu thư" cho các dự án BOT

    01:00, 28/05/2022

  • Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ nợ xấu phát sinh trong BOT, trái phiếu, ngân hàng...

    16:45, 14/04/2022

  • Vượt tiến độ sửa chữa, BOT Phước Tượng Phú Gia chính thức thông xe 02 làn trong tháng 3.

    15:35, 25/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Chính thức dừng dự án BOT Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO