Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM đã chính thức công bố “Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường” nhằm phục vụ các cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
>>>TP.HCM: Thực hư thông tin 6.200 công chức, viên chức nghỉ việc?
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết, Cổng thông tin chia sẻ dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp dữ liệu cho các ngành, các cấp, tổ chức, người dân có thể truy cập vào. Những dữ liệu đưa vào cổng thông tin đã được các cơ quan cho phép.
Theo ông Thắng, các doanh nghiệp, cá nhân có thể vào xem những dữ liệu bản đồ được cung cấp trên cổng thông tin. Từ đó có thể sử dụng làm dữ liệu nền, phát triển xây dựng cơ sở dữ liệu riêng, phù hợp với đặc thù từng cơ quan, tổ chức.
Theo ông Bùi Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm CNTT Tài nguyên và Môi trường, cổng thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Hệ thống trục tích hợp các dịch vụ Web ngành tài nguyên và môi trường hình thành “Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường” để phục vụ các cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định đã ban hành.
Để sử dụng hiệu quả, Sở TN-MT đã tiến hành đào tạo, hướng dẫn sử dụng để khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường qua “Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường” cho UBND TP Thủ Đức, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, UBND quận Bình Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM... và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở TN-MT.
>>>TP.HCM: 6 tháng đầu năm, ngành lương thực thực phẩm tăng trưởng 6%
Hiện nay, “Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường” đã công bố và cung cấp kênh chia sẻ dữ liệu không gian địa lý cho gần 450 tập dữ liệu thông qua các giao tiếp mở, chuẩn mở quốc tế và theo quy định của Nhà nước. Thông qua nền tảng này, các tổ chức cá nhân có thể hiểu rõ được dữ liệu và cách thức tiếp cận để tạo ra các ứng dụng phục vụ lợi ích cộng đồng trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau, như: Điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và nền tảng web mà không cần phải làm lại dữ liệu từ đầu nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng giá trị dữ liệu.
“Với nền tảng này, các dữ liệu tài nguyên và môi trường, đặc biệt là dữ liệu không gian địa lý, sẽ được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng tiếp cận để khai thác, sử dụng và có thể tích hợp, phát triển với các ứng dụng trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau. Qua đó, tiến tới mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát huy giá trị gia tăng của dữ liệu, góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM”, ông Bùi Hồng Sơn nhấn mạnh.
Được biết, hàng năm, Sở TN-MT đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn TP.HCM. Sở đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vào năm 2021 (https://geoportal-stnmt.tphcm.gov.vn).
Ngoài ra, thực hiện tầm nhìn của Kiến trúc tổng thể Công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường tại Quyết định số 1048/QĐ-STNMT-TTCNTT của Giám đốc STN-MT, đó là: “Dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường sẽ dễ dàng tiếp cận khai thác và sử dụng và là nền tảng để kiến tạo môi trường phát triển phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh”, Sở TN-MT đã xây dựng bước đầu Hệ thống trục tích hợp các dịch vụ Web ngành tài nguyên và môi trường vào năm 2020. Website: https://esb-stnmt.tphcm.gov.vn/.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM: Thực hư thông tin 6.200 công chức, viên chức nghỉ việc?
15:17, 14/08/2022
TP.HCM: 6 tháng đầu năm, ngành lương thực thực phẩm tăng trưởng 6%
11:00, 12/08/2022
TP.HCM: Đầu tư 100.000 tỉ đồng đường vành đai 4 theo hình thức đối tác công tư PPP
01:26, 10/08/2022
TP.HCM: Người dân khó tiếp cận Quỹ phát triển nhà ở
00:31, 10/08/2022
TP.HCM: Đề xuất xây bãi đậu xe gần sân bay Tân Sơn Nhất… “liệu có khả thi”?
09:10, 05/08/2022