TP.HCM đề nghị rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh xăng dầu từ 3-5 ngày

Diendandoanhnghiep.vn UBND TP.HCM vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ ba nhóm vấn đề để tháo gỡ khó khăn và đảm bảo cung ứng xăng dầu hiện nay. Trong đó, có việc rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu.

>> Khan hiếm xăng dầu tại TP.HCM: Lỗi tại chính sách giá?

Theo đó, ngày 21/11/2022, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo có giải pháp điều hành giá xăng dầu tăng giảm phù hợp với thị trường. Đồng thời đề xuất rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, có thể từ 3–5 ngày so với 10 ngày như hiện nay.

Cụ thể, theo UBND TP.HCM, với tình hình khan hiếm và bất ổn nguồn cung ứng xăng dầu trên địa bàn TP như hiện nay, thì việc cần thiết điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định mà các đơn vị đang thực hiện là các ngày: 1, 11, 21 hằng tháng và không lùi sang ngày làm việc tiếp theo nếu vào ngày nghỉ lễ, đang bộc lộ nhiều bất cập, làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu cần thiết của người dân và doanh nghiệp.

ngày 21/11/2022, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo có giải pháp điều hành giá xăng dầu tăng giảm phù hợp với thị trường. Đồng thời đề xuất rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, có thể từ 3–5 ngày so với 10 ngày như hiện nay

Ngày 21/11/2022, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo có giải pháp điều hành giá xăng dầu tăng giảm phù hợp với thị trường. Đồng thời đề xuất rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, có thể từ 3–5 ngày so với 10 ngày như hiện nay

Cụ thể, kể từ ngày 1/10/2022, trên địa bàn TP xuất hiện một số cửa hàng tạm hết mặt hàng xăng dầu cục bộ. Và trung bình mỗi ngày có từ 9 - 20% số cửa hàng bán lẻ thiếu hụt tạm thời xăng, mặc dù các doanh nghiệp này đã nỗ lực, nhưng có tình trạng các thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động nhập hàng để kinh doanh vì bị thua lỗ, nên có thời điểm thiếu nguồn hàng cục bộ.

Do đó, cần có giải pháp điều hành giá tăng giảm phù hợp với thị trường. Và từ những bất cập trên, UBND TP.HCM  đề xuất Chính phủ rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, có thể từ 3–5 ngày so với hiện nay là 10 ngày để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Đồng thời, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, UBND TP cũng đề xuất Thủ tướng chấp thuận cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trong trường hợp cần thiết được chủ động quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu phù hợp.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng đề xuất điều chỉnh chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức áp dụng để tính giá cơ sở xăng dầu có từ năm 2014, vì không còn phù hợp với hiện tại.

Cũng theo UBND TP.HCM, do ảnh hưởng tình hình kinh tế của thế giới khiến giá sản phẩm tăng cao, chênh lệch giá trong nước so với thế giới và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng tăng. Chi phí kinh doanh định mức của một số thương nhân đầu mối cũng tăng.

Do đó, để các thương nhân đầu mối, doanh nghiệp không bị lỗ kéo dài, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành tính toán lại chi phí trong tính giá cơ sở xăng dầu như chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng. Đồng thời, xem xét nâng tỉ trọng sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu để tính giá cơ sở.

Về các giải pháp để duy trì chuỗi cửa hàng bán lẻ xăng dầu, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tính toán các phương án hỗ trợ doanh nghiệp có lợi nhuận hợp lý trong chuỗi cung ứng.

Song song đó, đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối chia sẻ nguồn lợi nhuận cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu một cách hợp lý. Trong đó, đảm bảo mức chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít để các cửa hàng có thể duy trì.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định để cứu các doanh nghiệp đang khó khăn như hiện nay.

1/11, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết tính đến 12h cùng ngày, có 108 cửa hàng thiếu xăng trên tổng số 550 cửa hàng trên toàn địa bàn. Những cửa hàng này vẫn mở cửa nhưng chỉ bán dầu, ngoài ra còn 4 cửa hàng khác đang tạm đóng cửa để sửa chữa. Như vậy, số lượng cửa hàng thiếu xăng hiện nay tương đương gần 80% con số cao điểm hôm 10/10. Khi đó, TP.HCM có đến 137 cửa hàng hoạt động nhưng không có xăng để bán.

Ngày 1/10/2022, TP.HCM có 108 cửa hàng thiếu xăng trên tổng số 550 cửa hàng trên toàn địa bàn. Những cửa hàng này vẫn mở cửa nhưng chỉ bán dầu, ngoài ra còn 4 cửa hàng khác đang tạm đóng cửa để sửa chữa. Như vậy, số lượng cửa hàng thiếu xăng hiện nay tương đương gần 80% con số cao điểm hôm 10/10. Khi đó, TP.HCM có đến 137 cửa hàng hoạt động nhưng không có xăng để bán.

>>  Sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần đổi mới chu kỳ điều hành giá

Trước đó, kể từ ngày 1/10/2022, tình trạng "hết xăng còn dầu" tiếp tục lan rộng trở lại ở TP.HCM. Số cửa hàng "hết xăng còn dầu" tương đương 80% con số cao điểm hôm 10/10 về tình trạng thiếu xăng trầm trọng nhất.

Trước tình hình trên, tại Phiên họp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm của TP.HCM chiều 1/11, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết tính đến 12h cùng ngày, có 108 cửa hàng thiếu xăng trên tổng số 550 cửa hàng trên toàn địa bàn. Những cửa hàng này vẫn mở cửa nhưng chỉ bán dầu, ngoài ra còn 4 cửa hàng khác đang tạm đóng cửa để sửa chữa.

Như vậy, số lượng cửa hàng thiếu xăng hiện nay tương đương gần 80% con số cao điểm hôm 10/10. Khi đó, TP.HCM có đến 137 cửa hàng hoạt động nhưng không có xăng để bán.

Về nguyên nhân thiếu hụt, Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, khó khăn hiện nay của TP xoay quanh một số vấn đề chính như: nguồn cung xăng dầu đang thiếu hụt, đặc biệt khi đơn vị đầu mối lớn trước đây cung ứng 100.000 m3/tháng đã bị rút giấy phép; cơ chế điều hành chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng và phân phối xăng dầu. "Các doanh nghiệp bán lẻ vẫn hoạt động trong tình trạng khó khăn, nhiều đơn vị thua lỗ do chiết khấu thấp".

Vì vậy, TP.HCM hy vọng thời gian tới trong điều hành giá xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương sẽ ghi nhận đầy đủ chi phí để có giải pháp điều hành ổn định hơn. Còn hiện tại, mỗi kỳ điều hành giá xăng dầu đều gây "sốc" thị trường, khiến nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng thuận lợi.

Ngày 29/10/2022, tại cuộc họp với các bộ ngành có liên quan gồm: Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội xăng dầu và một số các doanh nghiệp đầu mối lớn, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có chỉ đạo thực hiện các giải pháp trước mắt và căn cơ lâu dài để đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu.

Theo đó, Bộ Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ và các quy định theo nghị định 83 và 95 kịp thời điều chỉnh các chi phí trong cơ cấu giá xăng dầu như chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức...

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước.

"Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành đảm bảo cho nguồn cung xăng dầu, rà soát các hệ thống phân phối đại lý xăng dầu trên địa bàn toàn quốc và chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở bán kinh doanh xăng dầu không tuân thủ các quy định hiện hành" - Phó thủ tướng chỉ đạo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề nghị rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh xăng dầu từ 3-5 ngày tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714020675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714020675 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10