TP.HCM: Hàng loạt dự án bất động sản được “ân xá” tiền sử dụng đất

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 21/03/2021 05:00

Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp hàng trăm tỉ đồng với nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại khu đô thị phía Nam TP.HCM.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp hàng trăm tỉ đồng với nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại khu đô thị phía Nam TP.HCM với số tiển khoảng 935 tỉ đồng

TTCP kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp hàng trăm tỉ đồng với nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại khu đô thị phía Nam TP.HCM 

Chính phủ chia sẻ…

Đáng chú ý, ngày 27/10/2011, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận số 2889/KL-V.I về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quản lý sử dụng đất tại TP.HCM. Kiến nghị xử lý của TTCP đối với sai phạm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 8702/VPCP-KNTN ngày 6/12/2011. Đến thời điểm 2018, vẫn còn hàng loạt vấn đề chưa được các đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm theo pháp luật, điển hình là khu đất 1.975m2 tại dự án (DA) bất động sản do Cty Cổ phần Sadeco làm chủ đầu tư tại phường Tân Phong, quận 7.

Nhưng điều bất thường là sai phạm của hàng loạt đối tượng thanh tra, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, sở ngành thuộc UBND TP Hồ Chí Minh đã không được xử lý nghiêm túc nên đã tạo ra tâm lý không sợ pháp luật khi tiếp tục chấp thuận cho chuyển nhượng các khu đất là tài sản Nhà nước cho tư nhân. Đỉnh điểm của vấn đề này là sai phạm trong chuyển nhượng 32ha đất là tài sản của Đảng bộ TP.HCM từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (IPC) tại Dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, với mức giá rẻ đến không ngờ.

Cũng trong Kết luận này, TTCP đã nêu 10 dự án bất động sản trong khu đô thị phía nam TP.HCM phải nộp 935 tỉ đồng tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp. Tuy nhiên, sau kết luận của Thanh tra Chính phủ,  UBND TP.HCM đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho miễn giảm, không truy thu 935 tỉ đồng tiền đất từ các nhà đầu tư dự án tại khu đô thị nam thành phố.

Từ kiến nghị nêu trên, năm 2020 Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ phối hợp với các Bộ Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng và UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát lại khoản tiền 935 tỉ đồng trong kết luận 2889 của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời kiểm tra, rà soát việc điều chỉnh quy hoạch, giao đất, tính tiền sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch.

Kết quả kiểm tra, rà soát của đoàn công tác liên ngành tại khu đô thị phía nam TP.HCM cho thấy: “Việc đề xuất miễn, giảm và không truy thu hàng trăm tỉ đồng tiền đất của UBND TP.HCM là có cơ sở. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp tại các dự án”.

… và doanh nghiệp được “ân xá”

Sau những kiến nghị trên, nhiều doanh nghiệp đã được “ân xá” tiền sử dụng đất. Đáng chú ý, trong đó 10 dự án vừa được TTCP kiến nghị Thủ tướng cho miễn truy thu tiền đất là 3 dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư.

Cụ thể, TTCP kiến nghị không truy thu 15,8 tỉ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư tại dự án Phong Phú 4; 140,3 tỉ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11; 528 triệu đồng tiền sử dụng đất để xây dựng trạm xăng thuộc dự án khu dân cư ấp 4, xã Tân Tạo.

TTCP kiến nghị không truy thu 15,8 tỉ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư tại dự án Phong Phú 4

TTCP kiến nghị không truy thu 15,8 tỉ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư tại dự án Phong Phú 4

Lý do về việc không tiếp tục truy thu 140,3 tỉ đồng tiền sử dụng đất khu tái định cư và công trình công cộng - khu số 11, là vì: sau khi giao khoảng 55,2ha đất thuộc dự án cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh vào năm 2004, UBND TP.HCM đã ra quyết định thu hồi quỹ đất này để giao cho: Trường trung cấp Xây dựng TP.HCM (2ha), Trường đại học tư thục Kinh tế tài chính (5,52ha), Trường đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (4,45ha), Công ty TNHH BSC-WCT (10,3ha)...”.

Bên cạnh đó, TP.HCM đã thu hồi 9,4ha mà Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh không thực hiện khu nhà ở công cộng tại xã Bình Hưng. Đối với 17,5ha đất còn lại, năm 2017 TP.HCM tiếp tục ra quyết định giao đất cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh thực hiện dự án. Doanh nghiệp này đã nộp 44,5 tỉ đồng tiền sử dụng đất và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để nộp nốt số tiền còn lại.

Điều đáng nói, Khoản tiền đất lớn nhất vừa được TTCP kiến nghị không truy thu vì không hợp lý là 598,5 tỉ đồng tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Dự án do Công ty CP đầu tư và phát triển Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Theo số liệu mà UBND TP.HCM thông tin, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp cho toàn bộ dự án khoảng 137,8 tỉ đồng chứ không phải số tiền 598,5 tỉ đồng nêu trong kết luận thanh tra. Kết quả rà soát kiểm tra của đoàn liên ngành thời gian qua đã xác nhận điều này. Vì vậy, không có cơ sở để tiếp tục truy thu 460,7 tỉ đồng tiền đất dự án như kết luận ban đầu của cơ quan thanh tra.

Ngoài các dự án phía Nam TP.HCM, trong báo cáo vừa gửi tới Thủ tướng, TTCP cũng kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông, Cát Lái (32 tỉ đồng); khu nhà ở cán bộ, công nhân viên tại phường Bình An (14,2 tỉ đồng); lô đất số 7, khu 6B (11,6 tỉ đồng); khu nhà ở Phước Long B (5,3 tỉ đồng) và khu định cư An Phú Tây (27,7 tỉ đồng). Các dự án này nằm tại quận 2 và quận 9 trước đây (nay là TP Thủ Đức).

Bất ngờ không kém, ngoài kiến nghị không thu tiền sử dụng đất các dự án tại khu đô thị nam TP.HCM với tổng số tiền khoảng 708 tỉ đồng, TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng không truy thu số tiền phạt chậm nộp 230,8 tỉ đồng đã nêu trong kết luận thanh tra 2889 vào năm 2011.

Điểm đáng chú ý khác, trong số các đơn vị được “ân xá” nêu trên còn có một số đơn vị như: Công ty TNHH xây dựng Nam Long, Công ty TNHH Ngân Thanh, không nộp chậm tiền sử dụng đất nên không bị phạt; Công ty TNHH Vạn Phát Hưng có số tiền phạt chậm nộp 23,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp này đã nộp thừa tiền sử dụng đất.

Như vậy, sau những thông tin các dự án BĐS được “ân xá” tiền sử dụng đất. Có thể nói, đây là trường hợp khá hy hữu sau hàng chục năm ban hành kết luận thanh tra. Việc TTCP  kiến nghị Thủ tướng không truy thu tiền đất của các doanh nghiệp BĐS là điểm đáng chú ý về những động thái tích cực của Chính phủ trong việc chủ động, “cởi trói” cho doanh nghiệp trước tình hình khó khăn như hiện nay. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

  • [GIẢI CỨU BĐS TP.HCM]: Đề xuất bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào diện được hỗ trợ

    16:00, 01/04/2020

  • [GIẢI CỨU BĐS TP.HCM]: Rút ngắn quy trình thực hiện dự án

    09:15, 25/02/2020

  • [GIẢI CỨU BĐS TP.HCM]: "Giảm luật lệ, gom thủ tục, giải quyết gấp"

    10:40, 24/02/2020

  • [GIẢI CỨU BĐS TP.HCM]: Sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quý I/2020

    17:20, 22/02/2020

  • Chủ tịch HH BĐS Tp.HCM: Hoàn toàn có thể giảm giá BĐS thêm 30%

    00:00, 25/02/2013

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TP.HCM: Hàng loạt dự án bất động sản được “ân xá” tiền sử dụng đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO