Hai phương án mà TP HCM dự kiến trình Quốc hội xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách là: giữ nguyên tỷ lệ 21% hoặc lên 23-25%, từ năm 2023-2026 để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
>>TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 6.100 tỷ đồng theo tỷ lệ điều tiết ngân sách năm 2022
Theo đó, nội dung được đề cập trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025, UBND TP HCM đã chính thức ban hành văn bản và chỉ đạo các cơ quan an ngành nghiên cứu, phối hợp tính toán lại đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.
Cụ thể, UBND TP giao Viện Nghiên cứu phát triển phối hợp Sở Tài chính tính toán lại Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2026-2030 để tăng thu ngân sách chuyển Trung ương và tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Trong đó, giai đoạn 2017-2021, tỷ lệ điều tiết ngân sách các khoản thu phân chia giữa TP HCM với Trung ương là 18%. Tỷ lệ này được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là quá thấp, không đủ nguồn lực để thành phố đầu tư phát triển khi hàng loạt bất cập về hạ tầng ngày càng lộ rõ.
Đơn cử, thời gian qua thành phố làm được nhiều việc, đạt nhiều kết quả, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, là động lực quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp 27% ngân sách và 22% GDP cả nước. Tuy nhiên, hiện thành phố gặp những khó khăn, thách thức của siêu đô thị hơn 10 triệu dân.
Cụ thể, TP HCM đang quá tải về hạ tầng kỹ thuật và đối mặt nhiều thách thức về kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, không khí, bệnh viện và trường học quá tải... Những vấn đề này nếu không sớm được giải quyết sẽ thành điểm nghẽn, ảnh hưởng cuộc sống người dân.
Đáng chú ý, tháng 11/2021 vừa qua, Quốc hội chấp thuận phương án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách năm 2022 cho TP HCM từ 18% lên 21% (tương ứng khoảng 6.000 tỷ đồng), thấp hơn mức mà thành phố đề xuất là 23%.
Năm 2021, TP HCM thu ngân sách vượt mức dự toán, đạt hơn 381.500 tỷ đồng; Trong đó thu thu nội địa đạt hơn 263.800 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 117.600 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2022, Trung ương giao tổng thu ngân sách cho TP HCM hơn 386.500 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng dự toán thu ngân sách cả nước. Trong đó, thu nội địa (kể cả thu từ dầu thô) hơn 270.068 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 116.500 tỷ đồng.
Chương trình cũng xác định, giai đoạn một từ nay đến cuối năm, thành phố tập trung phục hồi hoạt động sản xuất, ổn định đời sống người dân, các giải pháp gắn kết vai trò, vị trí của thành phố với liên kết vùng, đặt trong tổng thể chung của cả nước. Từ năm 2023 đến 2025, thành phố sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, phát huy các thế mạnh để phát triển.
Trước đó, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến "Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội". Trong đó, phần dự toán các địa phương, Bộ Tài chính điều tiết để lại cho ngân sách TP HCM trong năm sau dự kiến hơn 21%, tăng thêm 3% (tương đương 6.100 tỷ đồng) so với giai đoạn 2017-2021.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022
Cũng theo Bộ Tài chính, ước tính tổng thu ngân sách TP HCM dự kiến năm 2022, TP HCM sẽ thu ngân sách khoảng 386.570 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với dự toán năm 2021. Với mức này, TP HCM vẫn tiếp tục đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, chiếm 25% tổng thu ngân sách các địa phương.
Tổng các khoản thu phân chia là hơn 196.700 tỷ đồng. Với tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương được hưởng là hơn 21%, TP HCM được giữ lại hơn 41.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% là gần 42.600 tỷ đồng.
Theo đó, tổng phần địa phương được hưởng theo phân cấp là hơn 84.120 tỷ đồng, tăng gần 22% so với dự toán năm 2021.
Còn tổng chi cân đối ngân sách địa phương (bao gồm cả bội thu, bội chi) trong năm sau dự kiến hơn 94.000 tỷ đồng. Bội chi ngân sách TP HCM dự kiến gần 9.900 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
21:09, 09/01/2022
14:00, 05/01/2022
09:12, 01/01/2022
20:52, 09/12/2021
20:50, 09/12/2021
20:00, 08/12/2021
01:00, 25/11/2021
05:15, 29/10/2021