TP.HCM kiến nghị 4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất

Diendandoanhnghiep.vn UBND TP.HCM vừa gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đề xuất 4 nhóm giải pháp duy trì hoạt động sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Theo UBND TP.HCM, hoạt động và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Qua ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và tình hình thực tế, UBND TP.HCM kiến nghị với Thủ tướng và các bộ, ngành 4 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phải đặt hoạt động sản xuất nông nghiệp là thiết yếu, cần được ưu tiên, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất, không bị đứt gãy nguồn cung trong thời gian tới.

TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phải đặt hoạt động sản xuất nông nghiệp là thiết yếu, cần được ưu tiên, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất, không bị đứt gãy nguồn cung trong thời gian tới.

Thứ nhất, nhóm giải pháp duy trì, không để đứt gãy sản xuất hàng hóa, dẫn đến thiếu hụt lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu.

Hiện tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm tại TP.HCM đều lệ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đến từ các tỉnh, nhất là 19 tỉnh thành phía Nam. Bất cứ một sự đứt gãy nào đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, xuất khẩu và đời sống người dân.

Vì vậy, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phải đặt hoạt động sản xuất nông nghiệp là thiết yếu, cần được ưu tiên, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất, không bị đứt gãy nguồn cung trong thời gian tới.

Về công tác vận chuyển, lưu thông hàng từ vùng nguyên liệu về nhà máy và cung cấp ra thị trường, thành phố cho biết còn tình trạng chưa thống nhất phương thức kiểm soát phương tiện giữa các chốt kiểm soát của tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp gặp khó do lưu thông hàng hóa chưa kịp thời.

Do đó, Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1015 ngày 25/7 về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19, chỉ kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa tại nhà máy, tại kho, không kiểm tra trên đường.

Chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Y tế ban hành phương thức kiểm tra phương tiện vận chuyển người và hàng hóa lưu thông qua các chất kiểm soát dịch bệnh để thống nhất áp dụng trong khu vực thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và trên cả nước; xây dựng luồng, tuyến ưu tiên cho các xe vận chuyển hàng hóa lưu thông tại các chốt kiểm soát dịch bệnh tại địa phương, tránh ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm.

Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1015 ngày 25/7 về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19.

Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1015 ngày 25/7 về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ đời sống người dân vùng có dịch COVID-19.

Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh ngoài các nguyên liệu chính thì các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối phải nhập từ nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau. Trong tình hình hiện nay, khả năng các nhà cung cấp nguyên phụ liệu phải dừng hoạt động bởi dịch COVID-19 khiến nguyên phụ liệu thiếu hụt, ảnh hưởng đến sản xuất.

Do đó, TP HCM kiến nghị Thủ tướng tạm thời cho phép doanh nghiệp thay đổi nguyên liệu, tỷ lệ mà chất lượng không đổi, và được sử dụng bao bì hiện tại để giảm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp sẽ gửi báo cáo chi tiết cho cơ quan quản lý Nhà nước, cam kết không ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

TP.HCM cũng kiến nghị ngành lương thực, thực phẩm được hỗ trợ vốn vay để thu mua, tăng dự trữ với nguồn nguyên, phụ liệu sản xuất. Mục đích là ổn định giá, cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp lương thực, thực phẩm, sản xuất vật tư tiêu hao phục vụ ngành y tế về miễn giảm lãi suất vay và cho vay mới với hạn mức tín dụng cao hơn; đẩy nhanh giải ngân khoản vay.

Thành phố đề nghị ngành ngân hàng chủ động nguồn vốn gắn với chương trình tín dụng ưu đãi. Đồng thời, điều chỉnh nâng hạn mức định giá tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ 70% lên 85% nhằm giảm áp lực phải tìm thêm tài sản thế chấp.

Thứ hai, nhóm giải pháp về tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ - 1 cung đường 2 điểm đến (doanh nghiệp 3T). Theo UBND TP.HCM, thời gian qua, các doanh nghiệp đã rất nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để tổ chức phương án sản xuất theo mô hình sản xuất “3 tại chỗ - 1 cung đường 2 điểm đến”. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể kéo dài do không đủ cơ sở vật chất để bảo đảm tốt điều kiện an toàn dịch, tâm lý người lao động bất an khi bị tập trung trong một không gian hẹp thời gian dài, không được gặp gia đình (nhất là đối tượng lao động nữ).

Các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ đang gặp nhiều khó khăn

Các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ đang gặp nhiều khó khăn do phải kéo dài thời gian thực hiện, không đủ cơ sở vật chất để bảo đảm tốt điều kiện an toàn dịch.

Do đó, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng ban hành Hướng dẫn thống nhất chung về tiêu chí chủ yếu bắt buộc phải tuân thủ để bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và cách thức kiểm tra, giám sát, từ đó tạo điều kiện các doanh nghiệp chủ động bố trí phù hợp tình hình thực tiễn và được phép hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện an toàn phòng chống dịch (không phân biệt ngành nghề).

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mô hình sản xuất 3T giảm chi phí như: giảm giá điện sản xuất hoặc miễn giá điện sinh hoạt của công nhân như đối với các khu cách ly, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho công nhân miễn phí, hỗ trợ phun thuốc khử khuẩn, tiêm vacxin...

Thứ ba, nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng. TP.HCM cho rằng, cần phân loại doanh nghiệp thành 3 nhóm để xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp tình trạng hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động; doanh nghiệp đang còn hoạt động.

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, thời hạn áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là hết tháng 12/2021.

TP.HCM Kiến nghị Thủ tướng kéo dài thời hạn áp dụng ít nhất đến hết quý I/2022 và có thể đến hết tháng 6/2022.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch (như du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, chiếu phim, hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí...) thì cần nâng mức giảm VAT lên 50% (thay vì 30% như dự thảo).

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một trong các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ; do đó, nhằm mở rộng phạm vi doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ, kiến nghị điều chỉnh điều kiện về tổng doanh thu năm 2021 để được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 200 tỷ thành 300 tỷ.

Thứ tư, nhóm giải pháp về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất. TP.HCM kiến nghị, tiếp tục thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất cho người thuê đất gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19 với mức giảm là 30% trong năm 2021; riêng đối với các doanh nghiệp ngành du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp và liên tục trong hai năm 2020 và 2021 thì mức giảm là 50%.

Chấp thuận dịch COVID-19 đang diễn ra là tai nạn bất khả kháng để doanh nghiệp được giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, các chi phí phòng, chống dịch COVID-19 quá lớn khiến doanh nghiệp phải cố gắng cầm cự để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, Thành phố kiến nghị cho phép doanh nghiệp được khấu trừ chi phí phòng, chống dịch COVID-19 để duy trì sản xuất trong các khoản nộp ngân sách. Doanh nghiệp 3T được ưu đãi, tăng mức hỗ trợ về vốn, về lãi. Doanh nghiệp du lịch được dùng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi tham gia chương trình xúc tiến du lịch trong nước (theo Nghị định 46/2014).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM kiến nghị 4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711624630 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711624630 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10