TP.HCM: Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chỉ đạt 0,7%

Diendandoanhnghiep.vn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khu vực dịch vụ, chiếm 60,4% trong Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) của Thành phố, nhưng có đến 4/9 ngành tăng trưởng âm.

>>>TP.HCM tăng cường hợp tác với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ

TP.HCM tổ chức Phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2023 - Ảnh: TBBC.

TP.HCM tổ chức Phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2023 - Ảnh: TBBC.

Nội dung trên được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai nêu tại Phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II năm 2023.

Theo Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai, quý I/2022, tăng trưởng GRDP của Thành phố ước đạt 360.600 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Trong đó, có 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu tăng trưởng khá như: buôn bán, bán lẻ; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ chuyên môn khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; dịch vụ lưu trú, ăn uống.

04 ngành tăng trưởng âm gồm: vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông; bất động sản; ý tế và hoạt động cứu trợ xã hội. Cụ thể, vận tải kho bãi giảm 0,63%, thông tin và truyền thông giảm 2,70%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82% và sụt mạnh nhất là kinh doanh bất động sản giảm 16,20%. Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng của TP.HCM cũng giảm 3,6%.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM cho biết, đến ngày 24/3, Thành phố đã giải ngân 951 tỷ đồng, đạt 2% tổng số vốn giao. Thành phố cũng đã họp giao ban giải ngân vốn đầu tư công, đề ra giải pháp khắc phục các hạn chế để đảm bảo giải ngân đạt 95% trong năm 2023 theo yêu cầu của Thủ tướng.

Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 của TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 của TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM cho rằng, vẫn còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chính là do kinh tế TP.HCM bị tác động bởi đà suy giảm của thế giới; thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, nợ xấu nhiều ngân hàng; doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục cắt giảm lao động và khó khăn hơn về đơn hàng, nguồn vốn; sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh...

Một số nhiệm vụ tập trung trong quý II năm 2023 được UBND TP xác định, gồm: Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện 26 đề án, chương trình, hoàn thiện trình Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040; Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chủ đề năm 2023 “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”; Ban hành, triển khai thực hiện Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; Triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển minh bạch, lành mạnh thị trường bất động sản;…

Phát biểu tại phiên họp, TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế đánh giá, mức tăng trưởng GRDP quý I/2023 của TP.HCM chỉ đạt 0,7% là khá bất ngờ so với dự báo trước đó. Ông cho rằng, có nguyên nhân khách quan là trong quý IV/2022 rất không may cho kinh tế TP.HCM và cả nước nói chung là bên ngoài chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới, trong nước thì diễn ra chấn chỉnh thị trường bất động sản và tài chính.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, TP.HCM đã không tận dụng

TS. Trần Du Lịch cho rằng, TP.HCM đã không tận dụng được 3 động lực để kéo nền kinh tế phục hồi và phát triển - Ảnh: TTBC.

Hai yếu tố này cộng hưởng dẫn đến rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế, đặc biệt TP.HCM là địa bàn chịu tác động trực tiếp và mạnh nhất trong cả nước. Tuy nhiên, đến quý I/2023 tình hình đã dễ chịu hơn, tình hình được cải thiện và tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thành phố cũng giảm.

TS.Trần Du Lịch cũng cho rằng, sau đại dịch COVID-19, Chính phủ đề ra và TP.HCM thống nhất có 3 động lực để kéo nền kinh tế phục hồi, phát triển. Tuy nhiên, cả 3 động lực này đều chưa được Thành phố tận dụng.

Cụ thể, công cụ đầu tư công, trong quý I/2023, Thành phố chỉ giải ngân được 2% tổng số vốn giao, đạt khoảng 951 tỷ đồng. Ông cho rằng, Thành phố đã bỏ hoàn toàn công cụ này đẩ kích thích nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng không sử dụng hiệu quả công cụ nhấp thụ vốn ở cả đầu tư công và đầu tư tư nhân. Thành phố hiện có hàng trăm dự án tắc ngẽn, không hấp thụ được vốn. Ngoài ra, công cụ phát triển thị trường nội địa cũng chưa được Thành phố phát huy.

Từ đó, TS. Trần Du Lịch cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là Thành phố phải hấp thụ được vốn, đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư tư nhân. Ông Lịch dẫn chứng, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ, Nghị quyết 31 về phát triển TP.HCM đã khẳng định vị trí liên kết vùng của TP.HCM.

“TP.HCM hoàn toàn có thể vực dậy nền kinh tế nếu giải quyết được các điểm nghẽn. Bên cạnh đó, TP.HCM phải công khai minh bạch toàn bộ vấn đề. Đây là mấu chốt để tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có niềm tin thì Thành phố sẽ phát triển được”, TS.Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị giải pháp về nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Ảnh: TTBC.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa kiến nghị giải pháp về nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Ảnh: TTBC.

Nêu kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự để đảm bảo hoạt động, doanh nghiệp còn nhiều hàng tồn kho. Do đó, ông Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại có chính sách thông thoáng về tài chính, bằng việc hỗ trợ kịp thời dòng vốn lưu động, chấp nhận cho doanh nghiệp được tín chấp bằng vật tư, nguyên liệu.

Theo Chủ tịch HUBA, các doanh nghiệp cũng đang chờ đợi các giải pháp từ Chính phủ và TP.HCM, mong đợi Thành phố sẽ đẩy mạnh đầu tư công để tháo gỡ khó khăn. “Hiện nay, doanh nghiệp đang cố gắng xoay xở, ấp ủ nhiều ý tưởng đầu tư dài hạn. Nhưng cũng cần có dòng vốn dài hạn với lãi suất dưới 10%. Cùng với đó, ngân hàng và các cơ quan chức na8ngphai3 giải quyết các điều kiện pháp lý để doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản, thuê đất…”, Chủ tịch HUBA Nguyễn Ngọc Hòa đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chỉ đạt 0,7% tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702929 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702929 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10