TP HCM: Thủ tục hành chính đang “cản đường” doanh nghiệp FDI

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều quy định pháp luật gần đây tại TPHCM đã và đang bị thay đổi theo hướng đi ngược từ “một cửa” trở lại cơ chế “nhiều cửa” gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI…

hihihi

Tính “e ngại” của các doanh nghiệp FDI thể hiện rõ trong chỉ số cạnh tranh về môi trường đầu tư giữa TPHCM với các tỉnh. Ảnh minh họa

Theo đó, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp các Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM cho rằng, tính “e ngại” của các doanh nghiệp FDI thể hiện rõ trong chỉ số cạnh tranh về môi trường đầu tư giữa TPHCM với các tỉnh: TPHCM đã xuống hạng 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, bà Hồ Thị Thu Uyên, Chi hội trưởng Chi hội doanh nghiệp Khu Công nghệ cao, đồng thời là Giám đốc đối ngoại của Intel Việt Nam, nói: nhiều quy định pháp luật gần đây tại TPHCM đã và đang bị thay đổi theo hướng đi ngược từ “một cửa” trở lại cơ chế “nhiều cửa”.

Hiện nay, thẩm quyền giải quyết tùy theo lĩnh vực mà được chuyển phân tán về cho các cơ quan chức năng chuyên môn, thay vì tập trung tại Ban Quản lý KCX-KCN hoặc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM. Các bước thẩm định của các đơn vị này nhìn chung mang nặng tính hành chính, góp phần kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục. Từ đó, dẫn tới những ảnh hưởng cho doanh nghiệp như thời gian chờ đợi lâu, đội vốn chi phí dự án do yếu tố lãi suất, lạm phát và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư sản xuất, chế tạo…

Đơn cử, cũng là nội dung “Điều chỉnh quy hoạch cục bộ 1/2000”, nhưng với KCX Linh Trung 3 (tại tỉnh Tây Ninh) chỉ trong 2 tháng là có giấy phép, còn với KCX Linh Trung 1 và 2 (tại TPHCM) thì hơn 2 năm vẫn chưa có giấy phép.

“Một số doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng thêm hạng mục dịch vụ nhỏ hay công trình phụ trợ như ki ốt, mái che, khu vực để xe, nhà vệ sinh, nhà chuyển tiếp chất thải công nghiệp... để đáp ứng nhu cầu chính đáng cho người lao động và tiến độ sản xuất nhưng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên do là Ban Quản lý Khu Công nghệ cao phải lấy ý kiến Thanh tra Sở Xây dựng, thậm chí Sở QH-KT và chính quyền địa phương trước khi chấp thuận. Do vậy, phải mất đến 2 năm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được cấp phép để triển khai”, bà Hồ Thị Thu Uyên cho biết. 

Một trường hợp khác, Công ty CP Đầu tư - Thương mại Sunshine Tech - chi nhánh TPHCM làm thủ tục đổi tên là Công ty Unicloud - chi nhánh TPHCM, nhưng đã 2 năm vẫn chưa nhận được giấy phép đầu tư mới.

Cá biệt hơn, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sacom-Chíp Sáng (SCS), cho biết, công ty được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2010, trong đó nêu rõ doanh nghiệp được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến hiện tại đã 12 năm, Công ty SCS không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

>>Thái Nguyên: PCI và DDCI giúp chính quyền năng động hơn

Hiện TPHCM có 18 KCX-KCN và Khu Công nghệ cao. Quỹ đất tại các khu này còn nhiều nhưng tồn tại ở hình thái “da beo”; những KCN mới quy hoạch thì chưa đi vào hoạt động. Do đó, với những doanh nghiệp FDI cần quỹ đất lớn (khoảng 10ha trở lên) sẽ rất khó đáp ứng.

Chưa hết, chi phí thuê đất tại các KCX-KCN, Khu Công nghệ cao TPHCM khá cao nhưng tỷ lệ cho phép xây dựng lại thấp. Cụ thể, Quyết định số 5625/QĐ-UBND của UBND TPHCM về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Khu Công nghệ cao giai đoạn 2 tỷ lệ 1/2000 quy định mật độ xây dựng cho sản xuất tối đa là 50%, thay vì 70% như áp dụng cho KCN Sóng Thần, KCN Vietnam Singapore (VSIP).

Như vậy, có thể thấy sự chênh lệch đáng kể giữa Khu Công nghệ cao và các KCN của TPHCM với các địa phương lân cận, làm giảm lợi thế cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định này cũng dẫn đến việc doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn xây dựng công trình phụ trợ cho nhà máy, cơ sở sản xuất. 

Về giải pháp, ông Nguyễn Văn Bé cho rằng, TPHCM cần nhìn thẳng vào sự thật, thủ tục hành chính chưa thuận lợi một phần do yếu tố khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là quá trình thực thi của các cơ quan chức năng. Do vậy, để khắc phục vấn đề này, các doanh nghiệp kiến nghị UBND TPHCM và cơ quan thẩm quyền cho phép Ban quản lý KCX-KCN, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao tiếp tục giữ vai trò cơ quan một cửa để có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hơn.

Trước mắt, ban quản lý và các cơ quan, sở, ngành phải có sự thống nhất, tiếp nối, phối hợp giải quyết nhanh nhất các thủ tục hành chính; phải có hướng dẫn chi tiết, nhất quán về thủ tục, thẩm quyền, đầu mối tiếp nhận để tránh lặp lại tình trạng chậm trễ phê duyệt các thủ tục.

Mặt khác, TPHCM cần tính lại quy định về mật độ xây dựng cho phép phù hợp với thực tế, kết hợp kiểm soát mức độ tăng giá cho thuê mặt bằng tại các KCX-KCN, khu công nghệ cao. Bởi giá thuê đất đang có xu hướng tăng do hệ số điều chỉnh giá đất đề xuất tăng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Thủ tục hành chính đang “cản đường” doanh nghiệp FDI tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10