Trách nhiệm với trẻ em - "chìa khóa" quan trọng cho kinh doanh bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ là "búp trên cành", trẻ em còn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Phó Chủ tịch VCCI, Nguyễn Quang Vinh, phát biểu tại

Phó Chủ tịch VCCI, Nguyễn Quang Vinh, phát biểu tại "Diễn đàn Doanh nghiệp Kinh doanh có trách nhiệm vì tương lại bền vững cho thế hệ trẻ Việt Nam” (Ảnh: Trường Đặng)

Dưới tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, thực trạng lao động trẻ em trên thế giới đang có chiều hướng xấu đi. Thế giới hiện có khoảng 2,2 tỷ trẻ em ở độ tuổi dưới 18 tuổi, thì 160 triệu trẻ đang phải làm việc để kiếm sống, theo Báo cáo về Lao động trẻ em do UNICEF năm 2021. Con số này đi ngược với xu hướng giảm trước đó, khi mà trong giai đoạn 2000 -2016, số lượng trẻ em lao động đã giảm đi 94 triệu.

>> Nhân rộng mô hình Bộ chỉ số CSI

Đó là những số liệu mà ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra trong “Diễn đàn Doanh nghiệp Kinh doanh có trách nhiệm vì tương lại bền vững cho thế hệ trẻ Việt Nam” do VCCI và UNICEF Việt Nam đồng tổ chức ngày 30/5.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế giới và Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em càng trở thành một vấn đề đáng quan tâm, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà là cả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Vinh trả lời báo chí trên các vấn đề ESG

Ông Nguyễn Quang Vinh trả lời báo chí về các vấn đề ESG trong kinh doanh (Ảnh: Trường Đặng)

Theo ông Vinh, trẻ em mà giờ đây đang có vai trò ngày càng quan trọng như một “bên liên quan” chịu tác động và tạo tác động đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trẻ em không chỉ là "búp trên cành", mà còn là thành viên gia đình của nhân viên, công nhân, người tiêu dùng, thành viên của cộng đồng và môi trường mà doanh nghiệp hoạt động. Hơn nữa, trẻ em chính là nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

Trong khi đó, theo các nghiên cứu của UNICEF, số lượng lao động trẻ em tại Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng lên, đặt ra yêu cầu phải giúp các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ vấn đề để đưa vào chiến lược kinh doanh để phát triển bền vững. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả vấn đề này cũng sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững như đã cam kết.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers, phát biểu tại hội nghị

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers, phát biểu tại hội nghị

Liên quan tới vấn đề này, tổ chức UNICEF, Global Compact và Save the Children đã xây dựng và giới thiệu “Quyền trẻ em và các nguyên tắc trong kinh doanh” (CRBP) vào năm 2002. Đây chính là bộ khung tham chiếu bản lề cho cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu trong thúc đẩy, đảm bảo quyền trẻ em trong kinh doanh.

Tại Việt Nam, Dự án Thúc đẩy Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh trong doanh nghiệp mà VCCI chủ trì thực hiện, với sự hỗ trợ của UNICEF từ năm 2019 đã góp phần đáng kể vào việc lan tỏa Bộ nguyên tắc Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh - CRBP đến các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của nhiều bên liên quan để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tôn trọng, tích hợp  quyền trẻ em trong kinh doanh. 

Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và hội nhập chặt chẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trong đó có những cam kết thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia về hoàn thiện luật pháp và chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp giai đoạn 2023-2027.

Diễn đàn có sự góp mặt của nhiều cơ quan trong và ngoài nước quan tâm đến quyền trẻ em trong kinh doanh (Ảnh: Trường Đặng)

Diễn đàn có sự góp mặt của nhiều cơ quan trong và ngoài nước quan tâm đến quyền trẻ em trong kinh doanh (Ảnh: Trường Đặng)

>> Định hướng mới về phát triển nhanh, bền vững tại Việt Nam

Ông Nguyễn Quang Vinh phát biểu, “Hơn 20 năm miệt mài, bền bỉ xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam, VCCI đã tiên phong giới thiệu, lan tỏa, thúc đẩy những khái niệm kinh doanh bền vững, từ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, kinh doanh bao trùm, đến triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, thực hiện trách nhiệm giải trình trong doanh nghiệp”.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam chia sẻ: "Trẻ em là hiện tại và cũng là tương lai, các hoạt động kinh doanh không thể bền vững nếu không tính đến tác động đối với trẻ em. Trẻ em phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của doanh nghiệp, các tác động và rủi ro cần được đánh giá một cách khách quan và hoạt động chính cần được xác định nhằm giảm thiểu những rủi ro và tạo ra tác động tích cực cho trẻ em. Điều này sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh và tính bền vững, sẽ giành được sự ủng hộ của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư, những người có ý thức xã hội và xem xét các rủi ro ESG và cách các doanh nghiệp kiểm soát rủi ro".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trách nhiệm với trẻ em - "chìa khóa" quan trọng cho kinh doanh bền vững tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713547699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713547699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10