Dân phản ánh, dân kêu cũng kệ, cấp trên chỉ đạo cũng làm ngơ, lộ trình thực hiện theo quy định rồi cũng sẽ phải gia hạn... Đó là thói quen ỷ lại của các chủ đầu tư BOT.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở GTVT hiện đang quản lý các tuyến đường địa phương có đặt các trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án chỉ đạo các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng theo các Quyết định số 07/2017 và Chỉ thị số 06/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy định là vậy, song số lượng trạm thu phí BOT đã thực hiện theo quy định này thì chỉ đếm trên đầu ngón tay là điều hết sức khó hiểu.
Rõ ràng Chính phủ đã rất kiến tạo, sáng suốt trong việc đưa ra quy định về việc thực hiện trạm thu phí tự động không dừng nhằm mục đích: “Công khai trong việc sử dụng, vận hành, quản lý cơ sở hạ tầng có hình thức BOT phải minh bạch và bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư và đối tượng tham gia giao thông. Thế nhưng vì lý do gì mà các chủ đầu tư BOT chưa thực hiện? Và chính vì vấn đề này mà một số trạm thu phí BOT, khiến nhiều tài xế khi trả tiền cho dịch vụ này cảm thấy thiệt thòi, bức xúc và phản ứng dữ dội.
Trên thực tế, ở một số địa phương, các trạm thu phí dày đặc, bủa vây các phương tiện ở nhiều ngã rẽ, ngõ ngách như "ma trận", buộc phải trả phí mà không có lựa chọn bởi có BOT đặt trên đường độc đạo, thậm chí là cả những nhánh phụ. Việc thực hiện các trạm thu phí BOT trên các tuyến đường độc đạo, và nói gì thì nói vấn đề này ít nhiều cũng bộ lộ những mặt hạn chế, lạm dụng “đôi khi như giọt nước tràn ly”, góp phần làm cho cái nhìn về BOT méo mó, mà điển hình là BOT An Sương – An Lạc, BOT Cai Lậy,...
Có thể bạn quan tâm
11:37, 20/02/2019
05:00, 20/02/2019
17:16, 19/02/2019
Trước những vấn đề đó, Quốc hội đã phải vào cuộc, tháo gỡ, Nghị quyết của Quốc hội đã quy định: “Từ nay sẽ không xem xét cho làm BOT trên đường độc đạo. Phải để người dân, doanh nghiệp (người sử dụng dịch vụ) có quyền lựa chọn theo phương thức: “Thuận mua vừa bán”.
Bên cạnh đó, “phải minh bạch trong việc thu phí mà hình thức thu phí tự động không dừng (ETC) phải được áp dụng ngay. Hạn chót 31/12/2019, tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc phải ứng dụng công nghệ này. Lúc đó, không còn chuyện khai gian doanh thu để trốn thuế như vừa diễn ra ở các trạm thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương, những nghi ngờ chưa được làm sáng tỏ về doanh thu thực tại trạm thu phí cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây… đã khiến nhiều cơ quan phải lên tiếng và vào cuộc.
Và để xua đi những ý nghĩ tiêu cực, những định kiến xấu về BOT, lấy lại niềm tin cho người dân, khuyến khích nhà đầu tư BOT chân chính, không còn cách nào khác là: “Phải minh bạch trong đấu thầu, chọn thầu; Áp dụng công nghệ trong thu phí; tạo điều kiện để người dân có sự lựa chọn trên con đường họ đi.