Tránh rủi ro trên thị trường tiền điện tử lây lan sang ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Tuần vừa qua, vấn đề quy định liên quan đến tiền điện tử được thảo luận sôi nổi ở nhiều khu vực pháp lý, nhằm ổn định tài chính và phòng chống rủi ro lây lan sang hệ thống ngân hàng.

Những vấn đề nồi bật

Cụ thể, theo Theblock.co đưa tin, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase đã phát hành chuỗi khối riêng của mình mang tên Base, trên một phiên bản mạng thử nghiệm. Base nhằm mục đích cung cấp cho các nhà phát triển một nền tảng chi phí thấp, dễ dàng hơn để xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên chuỗi. Coinbase cũng sẽ đóng vai trò là nhà phát triển chính, đồng thời giới thiệu Quỹ hệ sinh thái cơ sở để hỗ trợ các dự án xây dựng trên chuỗi khối mới này.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu trong cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 ở ngoại ô thành phố Bengaluru, Ấn Độ, vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Reuters

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu trong cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Ấn Độ (ngày 24/2/2023). Ảnh: Reuters

Tiếp đó là thông tin mới về người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX - Sam Bankman-Fried đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự mới, bao gồm âm mưu lừa đảo ngân hàng, điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép, lừa đảo khách hàng FTX,... Mặc dù không nhận tội nhưng vị cựu CEO đang bị quản thúc tại gia với số tiền bảo lãnh 250 triệu USD. Phiên tòa xét xử Sam Bankman-Fried được lên kế hoạch vào tháng 10 năm nay.

Đối với các nhà phát triển Blockchain, một làn sóng sa thải nhân sự lớn đang diễn ra. Dapper Labs, công ty đứng sau chuỗi khối tập trung vào NFT Flow đã quyết định sa thải thêm 20% nhân viên toàn thời gian, trong khi Polygon Labs, nhà phát triển chuỗi khối Polygon cho biết họ sẽ giảm 20% số lượng nhân viên, ảnh hưởng đến khoảng 100 người lao động. Bất chấp việc sa thải nhân viên, những người sáng lập của Polygon nói rằng “kho bạc” của họ vẫn khỏe mạnh, với số dư hơn 250 triệu USD và hơn 1,9 tỷ mã thông báo MATIC.

Đáng chú ý, vào ngày 25/2, trao đổi bên lề cuộc họp các nước nhóm G20, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bày tỏ, có một số bất đồng về việc tái cơ cấu nợ cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn và việc cấm tiền điện tử tư nhân nên là một sự cân nhắc.

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ diễn ra vào thời điểm các nước láng giềng Nam Á như Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan đang tìm kiếm nguồn vốn các quỹ IMF khẩn cấp, do suy thoái kinh tế từ đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine. Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva đồng ý với quan điểm, ngoài việc tái cấu trúc nợ, việc điều chỉnh tiền điện tử là một lĩnh vực ưu tiên khác của Ấn Độ.

“Cần phải phân biệt giữa các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) được hỗ trợ bởi nhà nước và stablecoin cũng như các tài sản tiền điện tử được phát hành tư nhân. Phải có sự thúc đẩy rất mạnh mẽ đối với quy định, nếu quy định không thành công, nếu chậm thực hiện, thì chúng ta không nên bàn đến việc cấm những tài sản đó, bởi vì chúng có thể tạo ra rủi ro về ổn định tài chính”, bà nêu quan điểm.

>> Bitcoin giảm sâu nhất trong vòng 2 năm

Tránh rủi ro lây lan sang ngân hàng

Tương tự tại Mỹ, trong một tuyên bố chung, Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) đã khuyến cáo các ngân hàng không nên đưa ra nguyên tắc quản lý rủi ro mới, để giải quyết rủi ro thanh khoản do lỗ hổng thị trường tài sản tiền điện tử gây ra.

Các cơ quan đã nhấn mạnh, điều cần thiết là làm sao kiểm soát các rủi ro không di chuyển từ lĩnh vực tài sản tiền điện tử sang hệ thống ngân hàng

Các cơ quan đã nhấn mạnh, điều cần thiết là làm sao kiểm soát các rủi ro không di chuyển từ lĩnh vực tài sản tiền điện tử sang hệ thống ngân hàng

Họ nhắc nhở các tổ chức ngân hàng tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro hiện có khi đối mặt với những vấn đề như vậy. Hơn nữa, tuyên bố nêu bật rủi ro thanh khoản tiềm ẩn liên quan đến tài sản tiền điện tử và những người tham gia có liên quan, bao gồm quy mô không thể đoán trước, dòng tiền gửi vào và thời gian dòng tiền chảy ra. Điều này có thể dẫn đến việc bán tháo hoặc mua hàng loạt, ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của nhà đầu tư bằng cách giảm tính thanh khoản của tài sản và dẫn đến thua lỗ.

Tuyên bố chung từ các cơ quan liên bang nhấn mạnh hai rủi ro thanh khoản liên quan đến tiền điện tử đó là: Thứ nhất, các khoản tiền gửi được thực hiện bởi một thực thể liên quan đến tài sản tiền điện tử thay mặt cho khách hàng, có sự ổn định về giá, nhưng phụ thuộc vào hành vi của nhà đầu tư và có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động hoặc căng thẳng của thị trường.

Thứ hai, liên quan đến nhu cầu về stablecoin và dự trữ liên quan của chúng, có thể dẫn đến dòng chảy lớn do yêu cầu mua lại bất ngờ, hoặc thị trường tài sản tiền điện tử bị gián đoạn.

Bằng cách thu hút sự chú ý đến những rủi ro này, các cơ quan cảnh báo các nhà đầu tư về những cạm bẫy tiềm ẩn và đảm bảo họ đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.  Các cơ quan đã đồng ý, các tổ chức ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách hợp pháp cho các dịch vụ tiền điện tử, nhưng đề xuất tích cực giám sát rủi ro thanh khoản và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả.

Họ đã vạch ra bốn phương pháp chính để các ngân hàng quản lý những rủi ro này như: Tiến hành thẩm định kỹ lưỡng và giám sát tài sản tiền điện tử; Đảm bảo khả năng thanh toán; Đánh giá tính liên kết giữa các dịch vụ tiền điện tử; và Hiểu những tác động trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi gửi tiền. Các cơ quan đã nhấn mạnh, điều cần thiết là làm sao kiểm soát các rủi ro không di chuyển từ lĩnh vực tài sản tiền điện tử sang hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế (FATF) cho biết họ đã đồng ý về kế hoạch hành động “để áp dụng toàn cầu đúng thời điểm” về tiêu chuẩn với tiền mã hóa. Ngày 24/2, FATF cho biết về cuộc họp của các cơ quan tài chính từ hơn 200 vùng lãnh thổ diễn ra tại Paris và đạt được thỏa thuận về lộ trình củng cố “áp dụng Tiêu chuẩn FATF với tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo”.

Theo báo cáo của FATF, trong năm 2024, họ sẽ báo cáo cách thức thành viên FATF áp dụng tiêu chuẩn tiền mã hóa, bao gồm quản lý và giám sát đối với nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo. Việc thiếu quản lý tài sản ảo ở nhiều quốc gia tạo cơ hội cho tội phạm và khủng bố phát triển.

Từ khi FATF củng cố Khuyến nghị 15 trong tháng 10/2018 về tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo, nhiều quốc gia không thể áp dụng những tiêu chuẩn sửa đổi này, bao gồm luật chuyển tiền, nắm giữ và chuyển thông tin người gửi và nhận liên quan đến giao dịch tài sản ảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tránh rủi ro trên thị trường tiền điện tử lây lan sang ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713260071 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713260071 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10