KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhìn từ thực tiễn

Diendandoanhnghiep.vn Phiên thảo luận Khởi nghiệp Vùng đồng bằng Sông Hồng nhìn từ thực tiễn nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng.

>> [TRỰC TIẾP] Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng 

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023, Diễn đàn cấp cao "Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nam Định, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ), Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA) dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Nam Định. 

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng 

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng 

Sự kiện thu hút sự tham dự của các vị lãnh đạo: ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nam Định; ông Phạm Tất Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận trung ương; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ; ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ: bà Ngô Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; ông Trần Lê Ðoài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam; bà Trần Thị Bích Hằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình… cũng như đại diện VCCI là ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Về phía các tổ chức quốc tế có sự hiện diện của bà Sonechanh Phouthavong, Tham tán Kinh tế Thương mại – Đại sứ quán Lào; ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định; Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập phụ trách tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp – Đơn vị thường trực tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Ông Phạm Ngọc Tuấn, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp...

Từ trái qua phải:

Từ trái qua phải: Ông Trần Quang Tuấn - Giám đốc Sở KH&CN TP Hải Phòng; Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế; Ông Trương Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn KN ĐMST Quốc gia; Ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Tạo "bệ đỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng, đã diễn ra phiên thảo luận Khởi nghiệp Vùng đồng bằng Sông Hồng nhìn từ thực tiễn với sự điều phối của TS Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - VSMA.

TS Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - VSMA.

TS Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - VSMA.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam chia sẻ, tỉnh Hà Nam nằm ở cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội, trong quy hoạch Vùng Thủ đô, thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng. Đây là vị trí thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các địa phương trong vùng và cả nước.

Ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp và có 1.128 doanh nghiệp đang hoạt động (359 doanh nghiệp FDI). Những yếu tố này góp phần không nhỏ vào việc phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đồng hành cùng VCCI trong chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, tỉnh Hà Nam đã tập trung chỉ đạo, thực hiện các Kế hoạch để triển khai, thực hiện. Về cơ bản, đã nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó khích lệ, nâng cao sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp vào hoạt động khởi nghiệp.

Hà Nam cũng tham gia hỗ trợ 60 mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phụ nữ và 21 mô hình đoàn thanh niên và 35 mô hình của các HTX, các doanh nghiệp với tổng kinh phí huy động tham gia khoảng 100 tỷ.

Các nguồn vốn này tập trung vào các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu trên các sàn giao dịch. Trong đó, xây dựng hạ tầng về chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền, kinh tế và xã hội số

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ông Vượng cho biết, vẫn có một số khó khăn tồn tại như nguồn vốn cho chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với tỉnh vẫn còn hạn hẹp. Đặc biệt, theo ông Vượng, hiện chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để hướng hoạt động khởi nghiệp sang những lĩnh vực có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Các dự án, mô hình khởi nghiệp quy mô còn nhỏ, hàm lượng khoa học và công nghệ thấp (kể cả với sản phẩm OCOP). Tính liên kết, bền vững không cao. Với doanh nghiệp khởi nghiệp tính rủi ro cao, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thị trường, khó cạnh tranh… Đây vẫn còn là điểm nghẽn trong hoạt động khởi nghiệp của tỉnh Hà Nam cho đến nay.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Chung tay hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp vùng

Trả lời câu hỏi gợi mở của ông Đàm Quang Thắng về “Bài học kinh nghiệm nào có thể học từ địa phương khi áp dụng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó đề ra khuyến nghị cho hệ sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng”, ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cho biết đã có nhiều cơ hội làm việc với các địa phương trong nỗ lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Theo đó, ông Trương Thanh Hùng cho biết, khi chúng ta xây dựng “Đề án 844” theo Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, từ đó đến nay đã nhận được sự hỗ trợ đồng hành từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

“Sự đồng hành này từ ngay những ngày đầu của hành trình khi mà chúng ta còn định nghĩa về khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạ và hành trình mới cũng luôn đầy thách thức khó khăn. Để nhận thức một cách đúng đắn, hiểu biết về kiến thức xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tôi được chuyển giao từ các nước hàng đầu về đổi mới sáng tạo như Phần Lan và Đan Mạch và chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để bước từng bước trong hành trình này”, ông Trương Thanh Hùng chia sẻ.

Đồng thời cho biết, có nhiều suy nghĩ rằng hoạt động đổi mới sáng tạo là hoạt động phong trào, tuy nhiên đó chỉ là giai đoạn đầu. Chúng ta cần có những hoạt động thiết thực truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức của cộng đồng và sau đó phải là tìm kiếm các “c hampion”-người đi đầu và dẫn dắt các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.

Ông Hùng thẳng thắn cho biết, giai đoạn đầu nhiều Sở Khoa học - Công nghệ địa phương không biết phải làm sao, tiếp cận thế nào? Chúng ta trong hệ sinh thái nói tới từng cá nhân chứ không phải từng tổ chức, do đó cần yếu tố tiếp theo là sự liên kết.

“Hệ sinh thái chỉ mang tính hình thức nếu không có sự liên kết. Do đó tính liên kết cực kỳ quan trọng. Trong một tỉnh thành phải có sự liên kết giữa Sở Khoa học & Công nghệ với các trung tâm đổi mới sáng tạo, đoàn thanh niên, thậm chí hội phụ nữ…” ông Trương Thanh Hùng cho biết.

Các vị diễn giả tham dự phiên thảo luận.

Các vị diễn giả tham dự phiên thảo luận Khởi nghiệp Vùng đồng bằng Sông Hồng nhìn từ thực tiễn

Đối với hệ sinh thái của vùng cũng vậy, ông Hùng cho rằng chúng ta phải lựa chọn các thành tố nào của tỉnh thành đó là "champion" - (người đi đầu, dẫn dắt - PV), để các yếu tố khác từ trong chính các tỉnh thành đó liên kết với nhau và liên kết với các thành phố khác cùng lĩnh vực.

“Chúng ta đang nói nhiều tới hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Mặc dù đã có điều mở trong mỗi hệ sinh thái tuy nhiên chưa được chú trọng. Để xây dựng hệ sinh thái mở với các tỉnh thành, chúng ta cần chú ý tới ba yếu tố: "mở thân, mở tâm và mở tuệ”, ông Hùng cho biết.

Trong đó, trước hết về mở thân, ông Hùng cho biết trong những năm qua đã chứng kiến nhiều tỉnh thành đi sau nhưng đã học hỏi, đón nhận và tăng tốc rất nhanh.

Về “mở tâm” là đón nhận điều mới. Các hoạt động khởi nghiệp trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng vậy, hãy bao dung, chấp nhận những sai sót ban đầu, đó là hành trình phải đi qua trước khi gặt hái thành công.

Về “mở tuệ”, ông Hùng cho biết là sự hiểu đúng về hệ sinh thái về những người đầu – champion.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Khai thác tiềm năng bản địa để phát triển khởi nghiệp 

Tiếp nối phiên thảo luận, TS Trần Quang Tuấn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng cho rằng cần "phân công các thành phố mục tiêu đổi mới khởi nghiệp sáng tạo".

TS Trần Quang Tuấn cho biết, xác định nguồn lực phát triển thành phố phải lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm, ngay từ năm 2017, thành phố Hải Phòng đã xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải Phòng.
Với tinh thần cứ làm và cứ hành động, Hải Phòng đã triển khai sớm những kế hoạch xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để trở thành một trong những cái nôi để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

TS Trần Quang Tuấn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng

TS Trần Quang Tuấn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải Phòng đã đi sâu vào xây dựng hệ sinh thái cố vấn khởi nghiệp sáng tạo, các nhà đầu tư, gắn kết với các trường đại học như đại học kinh tế tại Hà Nội, đại học Ngoại Thương, đại học Hải Phòng… để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp.

Đến nay doanh nghiệp sáng tạo được thành lập mới là 108 và trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ là 08 doanh nghiệp. So với 37.000 doanh nghiệp của thành phố Hải Phòng, đây là con số rất nhỏ nhưng là kết quả cho thấy tinh thần khởi nghiệp doanh nghiệp đã rất sâu sắc và thay đổi rất lớn.

Trong bối cảnh mới, Chính phủ đã công bố quy hoạch chung thành phố Hải Phòng, theo đó, đặt mục tiêu lớn hơn nữa, trở thành thành phố quốc tế trong 2040, yêu cầu của Hải Phòng đã cao lên rất nhiều, thành phố cũng xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ của địa phương, hướng đến phát triển khoa học công nghệ của vùng.

"Để làm được điều đó, chúng tôi kiến nghị Chính phủ có sự định hướng mục tiêu khởi nghiệp sáng tạo cụ thể cho các địa phương, bởi không thể dàn hàng ngang để đi". - ông Tuấn nói, đồng thời cho biết: Công cuộc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực tế không phải không có nguồn lực mà đang bị kìm hãm bởi cơ chế chính sách. Bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi hậu đại dịch và các xu hướng mới đòi hỏi cần sớm rà soát chính sách để giúp doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TS Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hệ sinh thái Cố đô Khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước khởi động từ năm 2016 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016 về việc “Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tại quốc gia đến năm 2025”.

TS Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế

TS Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau gần 7 năm xây dựng phát triển, với sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, Ban, ngành có liên quan. Sự quyết tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Sự chung tay, hợp lực, đồng hành của các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia về khởi nghởi nghiệp, đặc biệt là tinh thần dám nghĩ, dám làm của công động khởi nghiệp. Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trên địa bàn tỉnh đã hình thành và đạt được nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần KNDMST trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, đóng góp và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Năm 2021, Thừa Thiên Huế đã được VCCI vinh danh là một trong các địa phương hàng đầu về khởi nghiệp. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề án Cố đô khởi nghiệp sẽ cụ thể hóa bằng các chương trình và hoạt động, hướng vào những hỗ trợ thiết thực nhất cho các ý tưởng và dự án khởi nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong đó vai trò của các thành phần hệ sinh thái đổi mới sáng tạo rất quan trọng và quyết định sự thành công của chiến lược phát triển đổi mới sáng tạo của tỉnh, để đạt được những kết quả trên, chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm xin chia sẻ tại Diễn đàn:

Một là, cần có sự lãnh đạo nhất quán trong định hướng và hành động, huy động sự vào cuộc của các thành tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, cơ quan nhà nước, trường học, tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức ươm tạo.

Đồng thời, chú trọng phát triển hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức về khởi nghiệp, kỹ năng điều hành sản xuất, nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ công nghệ và từng bước phát triển công nghệ của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao kết quả khoa học - công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường.

Các vị lãnh đạo tham dự Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Các vị khách mời tham dự Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hai là, Nhà nước cần kiến tạo môi trường thúc đẩy, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các đề án phát triển trong các ngành tiềm năng, đặt ra các bài toán để doanh nghiệp tham gia vào các ngành trọng điểm.

Trong đó, tập trung hỗ trợ, thúc đẩy các ý tưởng, dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp về du lịch, công nghệ thông tin, truyền thông, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh học, du lịch, y tế; Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tiền đề quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của tỉnh, nhằm kiến tạo, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo, hướng đến xây dựng tỉnh phát triển bền vững.

Ba là, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ tái cơ cấu năng lượng sản xuất kinh doanh. Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở kết nối xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ, góp phần quảng bá các xu hướng công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,

Bốn là, đa dạng nguồn lực theo hướng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở để thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ, thu hút nguồn lực từ các làng công nghệ; Thu hút các start up đến khởi nghiệp, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khởi nghiệp tại Huế; Kết nối các hoạt động doanh nghiệp với cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng

Năm là, cần xem trọng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu để thương mại hoá, xem đây là hướng đi chủ đạo gắn nhà khoa học với doanh nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ các dự án khoa học và công nghệ, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong y dược và phát triển sản phẩm mang thương hiệu Huế.

Cuối cùng, đặt doanh nghiệp làm trọng tâm và hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách thực tế, trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các vốn mồi, các cơ chế tài khóa cụ thể. Doanh nghiệp hiện hữu, tái cơ cấu cũng là doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng cần có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Thúc đẩy, ươm mầm cộng đồng khởi nghiệp năng động

Với kinh nghiệm cá nhân, ông Lý Đình Quân - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn ĐMST Quốc gia cho biết: sau khi có Đề án 844, khi đã có sự chung tay của Chính phủ trong việc định hướng đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hầu hết khi thúc đẩy hệ sinh thái của các địa phương, điểm khó nhất là tư duy lãnh đạo.

Ông Lý Đình Quân - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn ĐMST Quốc gia

Ông Lý Đình Quân - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn ĐMST Quốc gia

Ông Quân cho biết: nhiều lãnh đạo các địa phương cho rằng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chỉ hỗ trợ cho khởi nghiệp. Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo là một cách để nâng cao tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao hiệu suất, phát triển nền kinh tế địa phương.

Khi tầm nhìn lãnh đạo xem đổi mới sáng tạo là đòn bẩy, nền tảng để phát triển khoa học công nghệ; cũng như đòn bẩy để giải quyết tất cả các vấn đề của tư duy truyền thống, lúc đó khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ trở nên mạnh mẽ và có lực đẩy đi rất nhanh, như mô hình của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một khó khăn khác là các địa phương không biết làm cách nào để thực hiện đổi mới sáng tạo. Dựa trên các văn bản của Bộ KH&CN để lập kế hoạch, nhưng khi thực hiện lập kế hoạch hành động và đưa qua các Sở thì không nhận được sự đồng thuận, do không có cố vấn về cho Chương trình đổi mới sáng tạo tại địa phương.

Do đó, cần phải có sự tham gia của Bộ và các tổ chức cố vấn hỗ trợ cho địa phương. Nhưng trước khi hành động, các tỉnh thành có thể chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là giai đoạn đầu: truyền cảm hứng, làm rất nhiều hội thảo, hội nghị để giải quyết bài toán nhận thức.

Nhóm thứ hai là giải quyết bài toán phát triển các nguồn lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong đó, lựa chọn những con người tiên phong để dấn thân, hợp tác với doanh nghiệp và các bên liên quan để đua tri thức vào quá trình điều hành quản lý của nhà nước. Đó là quá trình kiến tạo.

Nhóm thứ ba là yếu tố liên quan tới các mạng lưới mentor, mạng lưới cố vấn, mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần…

Chia sẻ về vấn đề tái khởi nghiệp của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chuyên gia đổi mới sáng tạo và tư vấn sản xuất tại FINNO cho biết, qua quá trình hoạt động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, tìm ra những ưu điểm vượt trội để vượt qua được sự xuống cấp và tái tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chuyên gia đổi mới sáng tạo và tư vấn sản xuất tại FINNO

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chuyên gia đổi mới sáng tạo và tư vấn sản xuất tại FINNO

Ông Nguyễn Ngọc Dũng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp tái khởi nghiệp khi họ muốn nâng tầm doanh nghiệp của mình lên, họ tìm tới các mô hình đổi mới sáng tạo, làm thế nào để sáng tạo sản phẩm và quy trình của mình. Để làm được điều này, phải làm sao kéo được các chuyên gia từ các trường đại học tham gia. Đồng thời các sinh viên tại chính các trường đại học cần được học những điều này, được tiếp cận về đổi mới sáng tạo ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Chúng ta cần phát triển đội ngũ các chuyên gia đổi mới sáng tạo để trong thời gian ngắn nhất tạo ra sản phẩm mới, đột phá”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhìn từ thực tiễn tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713979593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713979593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10