Quốc hội Trung Quốc vừa ban hành Luật mới hạn chế xuất khẩu công nghệ có hiệu lực từ ngày 1/12 tới với mọi công ty ở Trung Quốc, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ luật này cho phép đưa ra các biện pháp trả đũa tương xứng chống lại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ.
Theo đó, mã nguồn, thuật toán và một số tài liệu kỹ thuật được đưa vào diện kiểm soát, đồng thời Trung Quốc có thể quy định hạn chế với việc xuất khẩu các loại công nghệ mà nước này có lợi thế cạnh tranh, ví như công nghệ 5G, truyền thông lượng tử...
Bộ luật này được nâng cấp để tương đương với cách làm của Mỹ. Giới phân tích nhận định, động thái mới này của Trung Quốc chủ yếu nhằm chống lại Washington trong lĩnh vực công nghệ.
Trong thời gian qua, các công ty công nghệ của Bắc Kinh như Huawei, ByteDance, Tencent, SMIC… liên tục bị Tổng thống Mỹ Donald Trump “lật qua dở lại”. Bộ luật mới này chính là công cụ pháp lý để Bắc Kinh trả đũa mỗi khi bị tấn công; đồng thời cũng là biện pháp bít lỗ hổng tránh công nghệ nguồn bị tuồn ra ngoài.
Nhờ công nghệ Trung Quốc, nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có cơ hội sở hữu thiết bị tân tiến, như hạ tầng giao thông, viễn thông, năng lượng, luyện kim… với ưu điểm giá rẻ.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đang cung cấp công nghệ 5G cho nhiều quốc gia nghèo ở Châu Á, Châu Phi. Dĩ nhiên, các quốc gia này phải đánh đổi, song về lâu dài, nếu không có hạ tầng 5G đồng nghĩa với khả năng đứng bên lề dòng chảy phát triển công nghệ.
Bằng chứng là công nghệ 5G của Huawei được chấp nhận tại 170 quốc gia, kể cả những quốc gia ở Châu Âu, bất chấp nghi ngại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc trong thế giới công nghệ đương đại.
Các công ty Trung Quốc đã xây dựng phần lớn nền tảng kỹ thuật số của thế giới, bao gồm cả cáp quang và hệ thống mạng viễn thông. Trong đó có “con đường tơ lụa kỹ thuật số” (DSR).
Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các quốc gia khác hàng tỷ USD dưới danh nghĩa viện trợ phát triển để mua công nghệ của Trung Quốc. Đó chính là tác động tích cực của chương trình DSR đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu.
Nay cuộc chiến giữa các nước lớn với nhau bùng nổ, đều đổ hậu quả lên các nước nhỏ. Khi sự khu biệt, cách ly, chia cắt được đẩy lên cao độ thì sự tập trung, độc quyền xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế số tuần qua: Mỹ bắt đầu “ra tay” với các ông lớn công nghệ
13:19, 23/10/2020
Khẩu trang công nghệ cao - Xu hướng mới tại nhiều quốc gia
05:08, 23/10/2020
Công nghệ sẽ nâng tầm TMĐT hậu COVID-19
16:00, 22/10/2020
Kết quả gây sốc, 95% doanh nghiệp thừa nhận đổi mới công nghệ thất bại
05:08, 22/10/2020