Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Liên quan thông tin đội tàu cá Trung Quốc đã quay trở lại cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng mới đây khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực này và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: BNG

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: BNG

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực nói trên và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện UNCLOS 1982; nghiêm chỉnh tuân thủ DOC; tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”, bà Hằng tuyên bố.

Phải nói rằng, sau nhiều năm thực hiện chiến lược “giấu mình, chờ thời” và đạt được thành quả “tăng trưởng kinh tế trong mơ”, Trung Quốc đã bắt đầu hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng phục vụ cho nỗ lực khẳng định chủ quyền - trong đó có các yêu sách chủ quyền trên các vùng biển mà đáng chú ý nhất là Biển Đông và Hoa Đông.

Bắc Kinh nhất quyết cho rằng, các động thái nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền, địa vị và các lợi ích liên quan của họ trên Biển Đông là phản ứng chứ không phải là cố tình làm leo thang căng thẳng. Theo đó, Bắc Kinh liên tục nhấn mạnh cam kết hợp tác với các thành viên ASEAN để giải quyết tranh chấp, thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Tuy nhiên, thủ đoạn của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh quân sự Biển Đông đã hậu thuẫn và thúc đẩy các tàu cá nước này ồ ạt kéo ra đánh bắt trái phép; tổ chức đi du lịch phi pháp; xây dựng các công trình quân sự như hầm hào công sự, đường băng;…

Có thể thấy, tranh chấp chủ quyền các vùng biển giàu tài nguyên trên Biển Đông đang nhấn chìm các quốc gia trong khu vực vào cuộc đối đầu trực tiếp nguy hiểm. Căng thẳng liên quan đến các tranh chấp biển đảo đang tác động và ảnh hưởng tới một khu vực rộng lớn hơn, đồng thời làm phát sinh các bất đồng và mâu thuẫn mới, tác động đến quan hệ giữa nhiều thành viên ASEAN.

Ảnh chụp vệ tinh ngày 1-11 cho thấy nhóm tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại đá Ba Đầu - Ảnh: PLANET LABS

Ảnh chụp vệ tinh ngày 1-11 cho thấy nhóm tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại đá Ba Đầu - Ảnh: PLANET LABS

Và tất cả các quốc gia trong khu vực đều rõ, với tấm “bản đồ chín đoạn”, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả các vùng biển gần, thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Có lẽ, Trung Quốc là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, do đó, các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ cần trước hết phải dựa trên cơ sở pháp lý phù hợp. Bắc Kinh cần làm sáng tỏ điểm này để giám bớt các quan ngại khu vực (thậm chí quốc tế) về tham vọng vô đáy của họ ở Biển Đông.

Bởi vì, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong vùng ảnh hưởng đã chứng tỏ các tranh chấp trên Biển Đông giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với khu vực đang ngày càng nóng lên nhanh chóng.

Trong thời đại tất cả các quốc gia phải đối mặt với tình trạng bất ổn quốc tế và các thách thức an ninh toàn cầu, để không đánh mất nhiều lợi ích chiến lược, Trung Quốc cần phải thực hiện các bước để trấn an và làm yên lòng láng giềng có tranh chấp lãnh hải với họ. Các bước này bao gồm thúc đẩy hợp tác và ngăn chặn quân sự hóa xa hơn các tranh chấp lãnh hải.

Riêng Việt Nam, việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Thế nên, cùng với chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa bị xâm phạm, đời sống cũng như tính mạng của ngư dân Việt Nam cũng đang bị đe dọa từng ngày bởi các nguy cơ đụng độ với tàu công vụ, tàu công vụ cải trang tàu cá và tàu cá Trung Quốc.

Chúng ta tôn trọng cam kết, đặc biệt là DOC, nhưng không vì thế mà tự mình đánh mất các phương tiện hợp pháp giữ chủ quyền đảo biển đảo của chúng ta ở Biển Đông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711645947 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711645947 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10