Trung Quốc nên từ bỏ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Để gây tổn hại cho những lợi ích lâu dài của Bắc Kinh, giành được bạn bè trong ASEAN, Trung Quốc nên từ bỏ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp được in trong sách giáo khoa ở Úc. Một nhà xuất bản Úc mới đây phải xin lỗi và thu hồi hàng trăm cuốn sách giáo khoa có in bản đồ đường lưỡi bò tại Biển Đông CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN

Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp được in trong sách giáo khoa ở Úc. Một nhà xuất bản Úc mới đây phải xin lỗi và thu hồi hàng trăm cuốn sách giáo khoa có in bản đồ đường lưỡi bò tại Biển Đông.

Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” là khái niệm mà Trung Quốc dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Khi vấp phải phán quyết của PCA bác bỏ tính pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn” đồng thời lên án các hành vi trái phép của Trung Quốc trong việc cải tạo đảo và ngăn cản việc thực thi quyền đánh cá trên Biển Đông thì Trung Quốc đã buộc phải thay đổi chiến lược của mình. Theo đó, Trung Quốc đã không còn công khai nhắc đến yêu sách “đường 9 đoạn” trên truyền thông quốc tế như trước đây. Tuy nhiên, bằng nhiều cách khác nhau, Trung Quốc vẫn âm thầm các kế hoạch nhằm độc chiếm đường dây này.

Hành động của Trung Quốc đã khiến nhiều nước trên thế giới bất bình. Ngày 14/7 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là “hoàn toàn phi pháp”, bác bỏ "đường lưỡi bò" của nước này và lên án chính quyền Bắc Kinh “đang bắt nạt” các nước khác trong khu vực. "Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc ứng xử với Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trong một tuyên bố đưa ra hôm 14/7.

Các tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Các tàu cá Trung Quốc đang làm cạn kiệt tài nguyên hải sản ở Biển Đông (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Trung Quốc không cung cấp được bất kỳ cơ sở pháp lý nhất quán nào cho tham vọng thâu tóm Biển Đông và nhiều năm qua luôn bắt nạt các quốc gia khác tại khu vực, theo tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo. “Chúng tôi nói thẳng: Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt láng giềng mà nước này đang triển khai lâu nay nhằm kiểm soát khu vực”, ngoại trưởng Mỹ đưa ra quan điểm chính thức của Mỹ.

Ngày 9/8 vừa qua, ông Robert O’Brien - cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump - cũng gọi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là "lố bịch". "Trung Quốc đã đưa ra yêu sách 'đường 9 đoạn', mà đôi khi được gọi là 'đường lưỡi bò' để thôn tính một khu vực rộng lớn của Tây Thái Bình Dương và tuyên bố đó là lãnh hải của Trung Quốc. Điều đó giống như thể họ đang nói hồ Tahoe (hồ nước ngọt lớn ở Mỹ) nằm ở nơi nào đó gần Bắc Kinh, bên trong đường thủy nội địa hay gì đó khác. Thật lố bịch!" - cố vấn Robert O’Brien giải thích.

Ông Robert O’Brien nói yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ vùng biển quanh các quốc gia Đông Nam Á này "đã bị tất cả nước lớn, tất cả quốc gia đi biển bác bỏ". Ông cũng nhắc lại phán quyết của tòa án quốc tế ở Hà Lan vào năm 2016, trong đó có bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một hội thảo liên quan đến Biển Đông mới đây nhất, chính Tiến sĩ Li Nan - nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (EAI), một học giả của Trung Quốc cũng đã thừa nhận, việc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc thực thi các hoạt động theo yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp "đã gây ra tất cả các vấn đề với các quốc gia ven biển".

Theo vị tiến sĩ này, Trung Quốc có thể từ bỏ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) - làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền lên tới 90% vùng biển tranh chấp ở Biển Đông - mà không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài của nước này. "Đây là thời điểm để Trung Quốc từ bỏ đường chín đoạn".  - Tiến sĩ Li Nan nhấn mạnh và khẳng định: Việc từ bỏ yêu sách "đường chín đoạn" sẽ không tổn hại tới lợi ích lâu dài của Trung Quốc, thậm chí qua việc từ bỏ yêu sách phi pháp này, Trung Quốc có thể thúc đẩy quyền lực mềm và tốt cho mối quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN.

Đường chín đoạn của Trung Quốc trái với luật biển quốc tế nhưng lại được nước này sử dụng để tuyên bố chủ quyền vùng biển kéo dài đến tận xung quanh quần đảo Natuna - Indonesia, là tâm điểm của tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia.

Ý kiến của TS Li vấp phải phản ứng từ TS Lê Hồng Hiệp, thành viên ISEAS - Viện Yusof Ishak. Ông Hiep nói: "Trung Quốc đã xóa hai đường gạch nhưng vào năm 2010, họ đã thêm một đường gạch khác ở biển Hoa Đông. Vì vậy, tôi không chắc liệu Trung Quốc có thực sự từ bỏ đường chín đoạn hay không. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với TS Li rằng nếu Trung Quốc bỏ hoàn toàn đường chín đoạn, đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời và tốt cho sức mạnh mềm của Trung Quốc".

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague – Hà Lan ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở biển Đông sau khi Philippines đưa vụ việc ra tòa. Tháng 7 năm nay, Mỹ hậu thuẫn phán quyết trên song Trung Quốc phớt lờ. Trong thời gian gần đây, Mỹ, Úc, Anh, Pháp và Đức cũng đã gửi công hàm và văn bản ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc để bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc nên từ bỏ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003821 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003821 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10