Trung Quốc sốt sắng "giải phóng" cho kinh tế tư nhân

Việt Nga 29/01/2019 11:00

Khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế Trung Quốc: Đóng góp hơn 50% nguồn thu từ thuế, khoảng 60% GDP, tạo 80% việc làm ở thành thị...

Từ đầu năm 2018 đến nay, là khoảng thời gian vui buồn lẫn lộn của khối doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc. Buồn vui bởi nhiều lẽ.

Chính sách mới

Lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc phát đi một thông báo, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế.

Những hứa hẹn khiến không ít người tin rằng chính phủ sẽ đưa ra nhiều cải cách quan trọng để giúp giảm bớt sự quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực tư nhân. 

Thế nhưng, niềm vui này không thể giúp các doanh nhân Trung Quốc quên đi nhiều nỗi lo lắng khác.

Số lượng các công ty Trung Quốc nộp đơn xin phá sản, gần như tất cả thuộc sở hữu tư nhân, đã tăng 60% trong năm 2018 và dự kiến sẽ tăng thêm 20% trong năm nay. 

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Trung Quốc định hình tăng trưởng chung Châu Á?

    Kinh tế Trung Quốc định hình tăng trưởng chung Châu Á?

    06:00, 04/01/2019

  • Cùng xung đột với Mỹ, kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ra sao trong năm 2019?

    Cùng xung đột với Mỹ, kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ra sao trong năm 2019?

    10:00, 27/12/2018

  • Kinh tế Trung Quốc ra sao sau 40 năm mở cửa?

    Kinh tế Trung Quốc ra sao sau 40 năm mở cửa?

    06:20, 19/12/2018

  • Kinh tế Trung Quốc “giảm tốc” hay “đi xuống”?

    Kinh tế Trung Quốc “giảm tốc” hay “đi xuống”?

    06:35, 17/12/2018

Khi nhận ra rằng khu vực kinh tế tư nhân - động lực tăng trưởng của nên kinh tế - đang hao hụt niềm tin vào khả năng quản lý kinh tế cũng như chính sách vĩ mô ở thượng tầng.

Ngày 1/11 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức một diễn đàn công khai với sự tham dự hơn 50 doanh nhân thuộc khối kinh tế tư nhân. Tại buổi đối thoại, ông Tập đã đưa ra nhiều cam kết hỗ trợ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với một số lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP. Quảng Châu, Trung Quốc

Ông Tập trò chuyện với một số lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Châu (Ảnh: SCMP)

Bắc Kinh đã đưa ra một số biện pháp giúp các doan nghiệp tư nhân - vốn luôn phải chịu sự phân biệt đối xử của các ngân hàng quốc doanh.

Gỡ "nút thắt" vốn

Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã công bố một chương trình chi tiết hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân.

PBoC chỉ đạo các ngân hàng lớn chịu trách nhiệm giải ngân một phần ba các khoản vay mới, và hai phần ba khoản vay còn lại sẽ do các ngân hàng vừa và nhỏ giải ngân, cho các doanh nghiệp tư nhân.

Trong vòng ba năm tới, theo Chủ tịch Guo Shuqing, ít nhất một nửa số khoản vay mới sẽ dành cho khu vực tư nhân.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đã ra lệnh cho các tổ chức tài chính thiết kế các công cụ để giúp các công ty tư nhân có thể tiếp cận các khoản vay dễ dàng hơn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Mặc dù việc tiếp cận vốn cho các công ty tư nhân Trung Quốc đã được nới lỏng và được xem là một bước tiến quan trọng, nhưng hầu như không đủ để khơi dậy tinh thần của các nhà lãnh đạo khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều người nghi ngờ rằng, thay vì chuyển vốn sang khu vực tư nhân, chính sách này có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE) hơn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa.

Và có vẻ như, các doanh nhân Trung Quốc đã rất giỏi lách luật. Tại Trung Quốc, có một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp tư nhân đang bắt tay với các doanh nghiệp nhà nước để lách luật chính sách này.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhà nước cần huy vộng vốn tín dụng của ngân hàng nhưng đã đạt đến giới hạn được vay, thì doanh nghiệp này sẽ đứng ra bảo lãnh khoản vay ngân hàng cho một công ty tư nhân nào đó.

Sau khi công ty tư nhân có được khoản vay, các SOEs sẽ chỉ phải trả một khoản phí cho các công ty tư nhân này.

Điều này là một minh chứng rõ rệt cho việc Chính phủ Trung Quốc cần hành động một cách thực tế và toàn diện hơn, nếu họ muốn giải quyết được các vấn đề căn nguyên của khu vực tư nhân.

Các biện pháp hành chính và cũng như những tác động làm méo mó thị trường, được thực hiện vội vàng để làm hài lòng giới chức, dường như sẽ gây ra những tác động “lợi bất cập hại” đối với khối doanh nghiệp tư nhân.

"Đòn bẩy" từ thuế

Khi chi phí tăng, đồng nghĩa với việc làm tổn thương giới doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là cắt giảm chi phí.

Trong khi chính phủ không thể can thiệp được nhiều về vấn đề tăng chi phí lao động do nhân khẩu học, thì một điều Bắc Kinh chắc chắn có thể làm, và nên làm là cắt giảm thuế.

Hiện tại, các loại thuế thu nhập khác nhau, chẳng hạn như đóng góp lương hưu, bảo hiểm y tế và thất nghiệp, chiếm tới 40% tiền lương của người lao động (thuế suất tiền lương trung bình là 20% ở các nước OECD).

Số thuế này tại Trung Quốc, nhà tuyển dụng trả 30%, người lao động đóng góp 10% còn lại. Trung Quốc duy trì mức thuế cao như vậy bởi vì hệ thống kinh tế của họ đang phải đối mặt với tốc độ dân số già hóa - những người hưởng lương hưu đang tăng nhanh, trong khi đó lực lượng trong độ tuổi lao động lại bị thu hẹp.

Để hệ thống xã hội ổn định, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho các công ty tư nhân, Bắc Kinh buộc phải chấp nhận phương án chẳng mấy thoải mái: tư nhân hóa tài sản nhà nước để tạo ra một nguồn tiền mặt.

Bán cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, như ChinaMobile hay PetroChina, được cho là sẽ giảm thuế, góp phần giảm bớt gánh nặng thuế phí của các chủ doanh nghiệp tư nhân.

Cách thứ hai là một sân chơi bình đẳng cho các công ty tư nhân, giống như các công ty phương Tây.

Các công ty tư nhân Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp nhà nước, vốn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ.

Chẳng hạn như vốn rẻ, đất sản xuất được định giá thấp, các chính sách bảo hộ độc quyền, hay chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển….

Trong khi đó, các công ty tư nhân phải rất nỗ lực để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhà nước thống trị trong các lĩnh vực như ngân hàng hay viễn thông.

Đây chính là lý do tại sao một số doanh nhân tư nhân Trung Quốc đang hy vọng và tìm kiếm một giải pháp thương mại công bằng từ Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bất chấp các mức thuế quan của Washington càng lúc càng tăng cao. Họ hy vọng rằng Washington sẽ mở ra một sân chơi bình đẳng trong nước.

Và "rào cản" thể chế

Thế nhưng, điều được các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc mong đợi nhất, lại là sự bảo vệ và công bằng của hệ thống tư pháp, với hy vọng hệ thống tư pháp càng rõ ràng và chặt chẽ, họ càng có thể tránh được sự “quấy rầy” của các quan chức tha hóa, biến chất.

Bất chấp tuyên bố gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông đã đạt được "chiến thắng áp đảo", các doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục phải chịu sự quấy rối thường xuyên của các quan chức địa phương.

Theo tiết lộ trong một bài phỏng vấn một chủ doanh nghiệp tư nhân đã định cư tại Malta thì gánh nặng thuế không phải là điều khiến các doanh nhân lo lắng, bởi họ biết rõ mức thuế họ cần đóng là bao nhiêu.

Những gì họ không thể đối phó là sự quấy rối hàng ngày của các quan chức địa phương, những người có quyền quyết định rất lớn trong việc thực thi các quy định về môi trường, xây dựng, hay thậm chí cả việc con em của họ có được vào trường công hay không.

Thậm chí, các chủ doanh nghiệp tư nhân còn ví các quan chức này "giống như những con ruồi bạn không thể tránh xa".

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã nói: “Không có các doanh nghiệp tư nhân, nền kinh tế tổng thể không thể đạt phát triển bền vững”.

Theo ông Lưu, chính phủ cần tập trung nhiều vào những khó khăn mà các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Phải đối mặt và triển khai các biện pháp chính xác, hiệu quả để hỗ trợ những doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cần nỗ lực giúp các doanh nghiệp tư nhân cải thiện năng lực hoạt động và thích ứng với các điều kiện thay đổi của thị trường, phát triển chiều sâu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc sốt sắng "giải phóng" cho kinh tế tư nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO