Trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng.

>> Phát huy vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển sâm Ngọc Linh

Với ưu thế về “quốc bảo” Sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang định hướng phối hợp với tỉnh Kon Tum phát triển ngành công nghiệp sâm để cạnh tranh với các nước trên thế giới.

 Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích 15.567 ha.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích 15.567 ha.

Ăn, ngủ, chữa bệnh bằng dược liệu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, hiện nay đã quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích 15.567 ha. Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam cũng đang nghiên cứu trồng di thực sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh.

Để tiếp tục phát huy giá trị của cây sâm cũng như dược liệu, tỉnh này đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam. Theo đó, dự kiến đến ngày 15/10 sẽ có đề cương của Đề án. Qua đó, địa phương sẽ chú trọng phát triển công nghiệp dược liệu và xây dựng các cơ chế, chính sách để đem lại sức bật cho doanh nghiệp và người dân tham gia trồng, chế biến các loại cây dược liệu. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam cũng hoàn thiện nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển dược liệu.

Ở góc độ doanh nghiệp tiên phong đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến với hơn 90 tỷ đồng, ông Hoàng Đông Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông sản và Dược liệu Trà My cho rằng doanh nghiệp sẽ tự động đổ về khi hạ tầng các địa phương phát triển. Người này cho rằng, trong giai đoạn đầu của ngành công nghiệp sâm cần nhiều đơn vị cùng cộng hưởng, hỗ trợ để sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh tung ra thị trường.

“Các địa phương cần hình thành Trung tâm nghỉ dưỡng dược liệu để thu hút thêm các doanh nghiệp về du lịch, sản xuất,... đến đầu tư. Cơ chế đã mở, nhưng hạ tầng cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng đối với quá trình thu hút đầu tư. Cần hội tụ đủ các yếu tố ăn, ngủ, chữa bệnh,... bằng dược liệu để thu hút thêm được lượng lớn khách du lịch đến với địa phương”, ông Hoàng Đông Anh nhận định.

Đề hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu, các doanh nghiệp kiến nghị địa phương chú trọng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, giao thông đến vườn trồng sâm để phát triển giao thương. Đồng thời, các cơ quan Trung ương lập đề án nghiên cứu chuyên sâu để định danh cây sâm với các loại cây tương tự để bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, cần bảo vệ sâm gốc, xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh đúng như cái tên “quốc bảo”.

 Phiên chợ sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Sớm hiện thực hóa Trung tâm công nghiệp dược liệu

Hiện tại, tổng diện tích cây dược liệu được thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 2.471 ha chủ yếu tại các huyện miền núi. Vì vậy, địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách để bảo tồn, khuyến khích phát triển ở khu vực này.

Tại chuyến công tác, làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và một số doanh nghiệp ngành dược liệu trên địa bàn vào ngày 3/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã yêu cầu tỉnh Quảng Nam phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam. Theo Thứ trưởng Tuyên, chủ trương hình thành Đề án Trung tâm công nghiệp dược liệu của địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên cần đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào triển khai thực hiện.

“Tỉnh Quảng Nam cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu, trong đó phải lấy cây Sâm Ngọc Linh làm chủ lực. Đồng thời, tỉnh cũng cần nghiên cứu về việc đưa cây quế Trà Mi bổ sung vào danh mục cây dược liệu”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: để phát triển thị trường đầu ra sản phẩm Sâm Ngọc Linh, xứng tầm với thương hiệu “Sản phẩm Quốc gia” thì Chính phủ cần sớm ban hành Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030, định hướng đến 2045. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, quy trình trồng, thu hoạch,... phù hợp với thông lệ quốc tế để sản phẩm sâm Ngọc Linh đủ điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711674577 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711674577 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10