Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 2)

TS. NGUYỄN THANH MINH - Chuyên gia Nghiên cứu Biển Đông 03/12/2022 05:00

Truyền thông đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta vận dụng nhằm xoa dịu tình hình tranh chấp giữa các bên và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc ở Biển Đông.

>>Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 1)

ff

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Ảnh minh họa.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, những yêu cầu cơ bản được đặt ra đối với các chủ thể thực hiện tuyên truyền như sau:

Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ, biển, đảo, lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ và nền văn hóa biển Việt Nam, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Các chủ thể phải nắm vững thời cơ, tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn; kế thừa, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm đã có, đồng thời đổi mới mạnh mẽ các khâu, các bước trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Các chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phải toàn diện, thể hiện tầm nhìn xa, rõ định hướng, khơi dậy mọi khả năng, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có sự thống nhất cao, chủ động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng trong lực lượng Cảnh sát biển. Lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, ổn định trên biển làm mục tiêu tối thượng. Không để đất nước xảy ra xung đột, chiến tranh, bị cô lập ngoại giao trong vấn đề Biển Đông.

Thứ hai, hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải hướng tới thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng.

Phải quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, thêm bạn bớt thù, giữ cân bằng các mối quan hệ; thực hiện theo kế sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh“dĩ bất biến ứng vạn biến”; kiên định, kiên trì nguyên tắc chiến lược, linh hoạt, mềm dẻo về sách lược; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Bên cạnh thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương đi vào chiều sâu, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển.

>>Báo chí trong công cuộc giữ gìn chủ quyền biển đảo

>>Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

>>“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

>>Sách về chủ quyền Biển đảo của Việt Nam được dịch và xuất bản tại Nhật Bản

Tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài và sự ủng hộ quốc tế rộng rãi để xây dựng, phát triển tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững mạnh, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, không ngừng phát triển, hoàn thiện nội dung, đổi mới và kết hợp chặt chẽ các hình thức, phương pháp tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, những biểu hiện giản đơn, phiến diện, hình thức.

Tập trung tuyên truyền cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển (nhất là đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo; các điều ước và thỏa thuận hợp tác quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên.

Tuyên truyền đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảocủa Việt Nam phải đi liền với phản bác những quan điểm, hành động sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá đất nước, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Đổi mới nội dung phải gắn liền với đổi mới và kết hợp chặt chẽ các hình thức, phương pháp tuyên truyền đối ngoại phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, nhận thức, phong tục tập quán của đối tượng.

Thứ tư, kết hợp tuyên truyền đối ngoại với tuyên truyền đối nội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên đối ngoại trong lực lượng dân quân, tự vệ biển và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Sự gắn kết giữa tuyên truyền đối ngoại với tuyên truyền đối nội phải thể hiện từ khâu xác định chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đến xây dựng chương trình, hoàn thiện nội dung, lựa chọn hình thức, biện pháp tiến hành, bảo đảm thống nhất giữa các cấp, các ngành, tổ chức, lực lượng.

Trong đó, tuyên truyền đối nội phải đi trước một bước và tạo nền tảng vững chắc cho tuyên truyền đối ngoại, thông qua đó củng cố tình cảm, trách nhiệm, lòng tin của quân dân cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng, phát triển rộng khắp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đối ngoại ở trong và ngoài nước, tạo sự lan tỏa sâu rộng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ - Người Chiến sĩ Cảnh sát biển trong nhân dân và bạn bè quốc tế.

Thứ năm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và các lực lượng khác.

Hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải hướng vào việc huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân trên biển thật sự vững chắc, có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo.

Đồng thời góp phần gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại Cảnh sát biển với đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội và hoạt động ngoại giao nhân dân.

Cần có cơ chế, quy chế chặt chẽ, thống nhất nhận thức, thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm, phối hợp, hiệp đồng giữa lực lượng Cảnh sát biển với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Hoạt động truyền thông đối ngoại của Việt Nam thời gian qua “một mặt chúng ta đã tăng cường và mở rộng các hình thức hợp tác với các đối tác ở Biển Đông và ở quốc tế, cùng với đó đã mở được các đàm phán về phân định biển với hầu hết các nước ở Biển Đông.

Chúng ta đã kịp thời lên tiếng và có các biện pháp cụ thể trên thực địa, có biện pháp về thông tin và truyền thông, vận động được sự ủng hộ ngày càng lớn, ngày càng thiết thực của quốc tế đối với vấn đề bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông và bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của ta trên biển”.

Mặc dù vậy, công tác truyền thông đối ngoại nói chung và trên phương diện bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục, như: nhận thức về thông tin đối ngoại và vấn đề Biển Đông của một số cán bộ, cơ quan, đơn vị vẫn chưa đầy đủ; Chưa đảm bảo sự phối hợp và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo.

Công tác theo dõi, nắm bắt thực địa và dự báo tình hình trên biển còn chưa kịp thời, lượng thông tin đưa vào quá trình tương tác còn mỏng; Hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa thực sự phù hợp với quần chúng, do đó việc tiếp cận quần chúng có phần còn hạn chế.

Việc kết hợp giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, giữa trong nước với các địa bàn nước ngoài về chủ quyền biển đảo vẫn còn thiếu đồng bộ; Chưa tận dụng triệt để ưu thế của khoa học công nghệ cao, cũng như ứng dụng phương tiện truyền thông hiện đại vào công tác truyền thông đối ngoại.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

  • Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 1)

    05:00, 01/12/2022

  • Chủ quyền quốc gia của Việt Nam là bất biến!

    15:00, 02/07/2022

  • Báo chí trong công cuộc giữ gìn chủ quyền biển đảo

    05:05, 21/06/2022

  • Giữ chủ quyền theo truyền thống Việt Nam

    05:15, 02/05/2022

  • Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

    14:41, 18/04/2022

  • Bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Việt Nam và các nước quanh Biển Đông không đơn độc

    04:30, 24/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO