Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Truyền thông đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta vận dụng nhằm xoa dịu tình hình tranh chấp giữa các bên và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc ở Biển Đông.

ff

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Ảnh minh họa.

Ở nước ta, thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là dấu mốc ra đời của nền truyền thông đối ngoại Việt Nam. Ngày 10/5/1962, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW đã khẳng định công tác tuyên truyền đối ngoại là một bộ phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi toàn thế giới; phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh tình hình tranh chấp ở Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, truyền thông đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta vận dụng linh hoạt nhằm truyền bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người và biển đảo Việt Nam, các giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với biển đảo Việt Nam trên toàn thế giới.

Từ đó, truyền thông đối ngoại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động ngoại giao và hiệu quả của các chính sách ngoại giao về các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo, cho phép nước ta thực hiện một đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh đó, truyền thông đối ngoại nước ta còn có chức năng đấu tranh phản bác lại các quan điểm và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch gây ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Bản chất truyền thông đối ngoại trong vấn đề bảo vệ chủ quyền nước ta trên Biển Đông mang tính truyền thông chính trị. Bởi đó là một quá trình tương tác liên quan đến việc truyền tải thông tin giữa các chính trị gia, các phương tiện truyền thông và công chúng xung quanh vấn đề trọng tâm nhất là khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Trong các giai đoạn lịch sử trước năm 1945, vấn đề Biển Đông chưa được quan tâm nhiều bởi tập trung cho công cuộc chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc trên lãnh thổ đất liền, hơn nữa, các phương tiện truyền thông thô sơ và các mối quan hệ đối ngoại của nước ta thời điểm đó còn hạn chế.

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển

Việt Nam luôn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng trên biển.

>> Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

>> Sách về chủ quyền Biển đảo của Việt Nam được dịch và xuất bản tại Nhật Bản

Ngày nay, các chính sách đối ngoại của Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi, đó là nền tảng để hoạt động truyền thông đối ngoại phát triển và lan tỏa. Truyền thông đối ngoại trong vấn đề Biển Đông đóng vai trò bản chất là kênh giao tiếp để Việt Nam tiến hành quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, hình thành và xây dựng quyền lực chính trị, sử dụng, thực thi quyền lực chính trị và bảo vệ quyền lực chính trị của Việt Nam tại các khu vực biển, đảo mà Việt Nam có chủ quyền theo luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, nhất là ở Biển Đông có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, hậu quả của đại dịch Covid-19 để lại cho toàn cầu còn hiện hữu, Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh “phải đổi mới tư duy triển khai công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và công tác biên giới trên đất liền gắn với quan điểm, đường lối mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đề ra, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các lực lượng làm các công tác này; tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong và ngoài nước nhằm huy động được tối đa các nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một trong những hoạt động thường xuyên, quan trọng của Cảnh sát biển Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước và quân đội đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng, để hoạt động này đạt chất lượng và hiệu quả cao, các chủ thể tiến hành cần nắm vững những yêu cầu có tính nguyên tắc, đồng thời phải nghiên cứu vận dụng các giải pháp phù hợp.

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng thực thi pháp luật trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Do đặc thù môi trường và tính chất hoạt động trên biển có tính mở, tính quốc tế cao nên Cảnh sát biển Việt Nam không chỉ là lực lượng thực thi pháp luật đơn thuần, mà còn là lực lượng mang tính quốc tế.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không những hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển Việt Nam, mà có thể vươn ra đại dương thế giới, hoặc vùng biển của nước bạn trong các chương trình phối hợp, hợp tác, thăm viếng, giao lưu, tuần tra. Chính vì thế, Cảnh sát biển Việt Nam trở thành lực lượng ngoại giao hữu hiệu của quân đội và quốc gia.

Những năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam luôn quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế từ thấp đến cao, cả trên bình diện đa phương và song phương.

Cảnh sát biển Việt Nam đã thiết lập, duy trì quan hệ song phương với một số nước nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác đa phương khác như hợp tác chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.

Trong quá trình mở rộng quan hệ quốc tế với lực lượng chấp pháp trên biển của các nước, Cảnh sát biển Việt Nam rất chú trọng hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đồng thới xác định đây là nội dung phải được tiến hành đồng thời với các hoạt động đối ngoại khác.

Quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, Cảnh sát biển Việt Nam tích cực đổi mới nội dung, vận dụng nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền đối ngoại, hình thành mặt trận tuyên truyền có sức thuyết phục và hiệu quả cao. Qua đó kịp thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận về vấn đề biển, đảo; tác động tích cực đến đối tượng bên ngoài, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng và củng cố niềm tin của lực lượng chấp pháp trên biển và nhân dân các nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Quan trọng hơn, hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Cảnh sát biển Việt Nam đã góp phần thúc đẩy đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và quân đội chủ động ngăn ngừa nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, bảo vệ vững chắc chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

Thực tiễn cho thấy hoạt động tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - lý luận của Đảng, một nội dung quan trọng trong công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển.

Hoạt động này chỉ thực sự có chất lượng và hiệu quả khi các chủ thể tiến hành biết nắm vững và tuân thủ những yêu cầu có tính nguyên tắc, triển khai đồng bộ các giải pháp, đồng thời tích cực nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo các nội dung, hình thức phù hợp với sự phát triển tình hình thực tiễn.

Hiện nay và những năm tới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Song tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, thời cơ thuận lợi và thách thức đan xen, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Cảnh sát biển đã và đang được triển khai sâu rộng, tần suất ngày càng cao, quan hệ hợp tác đa dạng. Trong bối cảnh đó, tuyên truyền đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn.

(Còn nữa)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715129372 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715129372 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10