Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 3)

Diendandoanhnghiep.vn Truyền thông đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta vận dụng nhằm xoa dịu tình hình tranh chấp giữa các bên và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc ở Biển Đông.

>> Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 1)

Chiến sĩ trẻ ngày đêm canh giữ quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: QUANG LIÊM

Chiến sĩ trẻ ngày đêm canh giữ quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: QUANG LIÊM/NLĐ

Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian tới:

Một là, đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác truyền thông đối ngoại lên hàng đầu; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp thông tin, tuyên truyền về biển đảo sao cho phù hợp trên cơ sở xây dựng hình thức truyền thông hiện đại, để cho ra các sản phẩm thông tin đối ngoại chất lượng nhất đến quần chúng trong và ngoài nước.

Hai là, xây dựng phong phú các kênh truyền hình đối ngoại về biển đảo phát bằng tiếng nước ngoài với thời lượng 24 giờ/ngày, với tiếng Anh được xác định ngôn ngữ chung và tùy từng địa bàn cụ thể cần sử dụng tiếng địa phương, với chất lượng quốc tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người xem trong và ngoài nước.

Ba là, chú trọng vấn đề nhân lực, nhất là nguồn nhân lực hoạt động trên thực địa, xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác truyền thông đối ngoại đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, người làm truyền thông đối ngoại phải có sự am hiểu sâu sắc về văn hóa của nước mình và đối tác.

Bốn là, đẩy mạnh công tác ngoại giao nhân dân xuyên biên giới biển - một trong những nguồn lực chủ yếu góp phần làm nên sự thành công của công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại biển đảo, hành động này đồng thời sẽ thu hút sự ủng hộ và yêu mến của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.

Năm là, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là internet, phát thanh, truyền hình để nâng cao chất lượng công tác truyền thông đối ngoại về chủ quyền biển đảo.

Ứng dụng hiệu quả vai trò của mạng xã hội phục vụ công tác truyền thông, thông tin đối ngoại các vấn đề thời sự trên biển một cách kịp thời, sâu rộng đến cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các kênh ngoại giao Nhà nước, Chính phủ, hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thuộc về mỗi công dân Việt Nam, trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò xung kích của thế hệ trẻ. Ảnh: QUANG LIÊM

Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thuộc về mỗi công dân Việt Nam, trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò xung kích của thế hệ trẻ. Ảnh: QUANG LIÊM/NLĐ

>> Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 2)

>> Báo chí trong công cuộc giữ gìn chủ quyền biển đảo

>> Bảo vệ chủ quyền biển đảo từ góc độ văn hóa

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

Sáu là, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, quan tâm chế độ, chính sách đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, nhất là lực lượng làm công tác bám nắm tình hình trên biển.

Có thể nói, vai trò của truyền thông đối ngoại rất rộng rãi và là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác ngoại giao.

Vai trò đó không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và nhận tin tức một cách giản đơn mà còn bao gồm cả quá trình phân tích, bình luận và dự báo tình hình, từ đó các Chính phủ đưa ra quan điểm và chính sách ứng phó với những sự kiện trong đời sống quốc gia và quốc tế nhằm hướng tới những mục tiêu về đường lối đối nội và đối ngoại, quảng bá hình ảnh của quốc gia đến với thế giới.

Từ những lý luận chung đó, trong khi chờ các bên liên quan có một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng truyền thông đối ngoại vào công tác bảo vệ chủ quyền Biển Đông một cách sáng tạo, hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không bên nào có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Đồng thời, tranh thủ những đóng góp mang tính xây dựng của cộng đồng quốc tế trong việc ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Bài 3) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714034656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714034656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10