TS.Trần Du Lịch: “TP.HCM chưa bao giờ "tê liệt”"

ĐÌNH ĐẠI 18/02/2022 04:00

Đó là phát biểu của TS.Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia tại Tọa đàm "Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP.HCM".

>>>Sau nhiều lần tạm hoãn, TP HCM thử nghiệm thu phí cảng biển

TS.Trần Du Lịch cho rằng, với TP.HCM, chương trình phục hồi kinh tế đã được Thành phố xây dựng ngay trong thời điểm mỗi ngày có 5.000-7.000 ca bệnh và hàng trăm người tử vong. Ngay khi tất cả đang đóng cửa "bế quan" thì Thành phố đã lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng chương trình khôi phục. Điều này cho thấy TP.HCM chưa bao giờ "tê liệt" trong 4 tháng liền. Lãnh đạo Thành phố đã tính con đường mở cửa dù khó khăn đến mấy; tìm cách tạo sinh kế cho người dân.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Các đại biểu tham dự Tọa đàm "Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP. HCM" - Ảnh chụp màn hình.

Từ 1/10/2021, Chính phủ đã chuyển hướng từ "zero Covid" sang thích ứng, sống chung với dịch. Đây được coi là sự tiếp sức quan trọng cho TP.HCM để tự tin xây dựng chương trình hồi phục này.

“Quan điểm chung là TP.HCM là nơi "đứt gãy" nặng nề nhất nên giải pháp cho Thành phố phải mạnh hơn giải pháp chung mới đủ sức phục hồi. Cùng với đó, TP.HCM không chỉ đặt vấn đề phục hồi nguyên trạng mà còn tận dụng thời cơ để tái cơ cấu, đột phá cao hơn. Đây là mấu chốt vì đại dịch bên cạnh đem lại tai họa thì cũng bộc lộ rõ những bất cập về cơ cấu kinh tế, dân cư, môi trường sống… cần được giải quyết”, TS.Trần Du Lịch chia sẻ.

Về công cụ hồi phục kinh tế, TS.Trần Du Lịch cho rằng, TP.HCM nhận thức được đầu tiên là cần tạo môi trường thể chế tốt nhất để nền kinh tế hấp thụ đượic vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân.

Tiếp đến, TP.HCM xác định sử dụng công cụ đầu tư công để kích thích tổng cầu, xử lý bất cập hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. TP.HCM có đặc điểm là từ 1 đồng đầu tư của Nhà nước có thể thu hút 8 - 12 đồng đầu tư tư nhân, vốn Nhà nước được xem là vốn mồi để kích thích đầu tư tư nhân.

Tiếp theo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ có dòng vốn. Thành phố đã từng làm được chương trình ngân hàng kết nối với doanh nghiệp, chính quyền để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay nợ nuôi nợ để từ đó đòi được nợ. Với cách làm này, giai đoạn 2011 - 2013, đã cứu sống nhiều doanh nghiệp. Cùng với đó là bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề nhà ở, tháo gỡ những ách tắc về đô thị…

TS.Trần Du Lịch phát biểu tại tọa đàm - Ảnh chụp màn hình.

TS.Trần Du Lịch phát biểu tại tọa đàm - Ảnh chụp màn hình.

>>>TP HCM đề nghị Trung ương bố trí ngân sách làm Vành đai 3

“Một điểm rất quan trọng là phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM phát triển gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ để tiến hành nhanh đường vành đai 3, 4 TP.HCM để phát triển cả vùng đô thị cũng là một giải pháp. Với Nghị quyết 11 và việc thông qua 1 luật sửa 9 luật, tôi tin rằng TP.HCM sẽ đi từ suy giảm kinh tế 6,74% trở thành dương 6,5%. Với TP.HCM, yếu tố thời gian là yếu tố quyết định”, TS.Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Tại tọa đàm, ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cho rằng, trong dịch COVID-19 chuỗi cung ứng lao động cho Thành phố bị đứt gãy. Lao động cho sản xuất trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng và liên kết trong chuỗi lao động cũng khó khăn.

Với những mô hình doanh nghiệp có thể chủ động tự cung ứng nguồn lao động thì Thành phố hỗ trợ họ cơ chế để duy trì việc đó. Ví dụ mô hình nhà ở trước đây Thành phố chưa đáp ứng được thì nay tại các khu chế xuất, khu công nghiệp lớn đều có giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân để chủ động hơn nguồn cung lao động cho doanh nghiệp.

Về đầu tư xã hội, ông Tuấn cho biết, Thành phố sử dụng vốn ngân sách như vốn mồi để thu hút nguồn lực xã hội, 1 đồng vốn ngân sách thu hút được 10 đồng vốn xã hội. Trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, Thành phố sẽ công khai rất cụ thể nguồn lực này, theo đó nhu cầu ước lượng 800.000 tỷ đồng nhưng Thành phố chỉ có 142.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngân sách Trung ương giao, Thành phố cố gắng huy động tối đa cũng chỉ được 260.000 tỷ đồng, thêm nguồn lực bên ngoài có thể lên đến 350.000 tỷ đồng.

“Nguồn lực dành cho đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực chi cho đầu tư khiêm tốn nên cần có sự tháo gỡ cơ chế chính sách để tháo gỡ, cần có cơ chế chính sách thích hợp. Các bộ ngành, Trung ương vừa qua có phân cấp cho Thành phố một số đặc thù như Nghị quyết 54, tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố từ 18% lên 21% trong 2022… nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của Thành phố về đầu tư hạ tầng, y tế cơ sở, chăm lo cho người lao động để phục hồi kinh tế hiệu quả hơn”, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Không có tình trạng thiếu xăng, dầu trên địa bàn TP.HCM!

    Không có tình trạng thiếu xăng, dầu trên địa bàn TP.HCM!

    16:50, 17/02/2022

  • TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

    TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

    11:05, 17/02/2022

  • Vẫn còn một số cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thiếu xăng

    Vẫn còn một số cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thiếu xăng

    22:31, 14/02/2022

  • Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM

    Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM

    18:52, 10/02/2022

  • TP.HCM tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư

    TP.HCM tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư

    04:15, 10/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TS.Trần Du Lịch: “TP.HCM chưa bao giờ "tê liệt”"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO