TSCM và quân bài "địa chính trị" trong tay Đài Loan

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/01/2022 05:30

Không ngẫu nhiên mà các chuyên gia Mỹ khuyến nghị Đài Loan hủy toàn bộ dây chuyền sản xuất chip của TSMC nếu có biến động!

Công nghiệp bán dẫn đang ảnh hưởng rất lớn đến

Công nghiệp bán dẫn đang ảnh hưởng rất lớn đến "địa chính trị"

>>Cờ đã đến tay TSMC

Hai chuyên gia của Viện chiến tranh lục quân Mỹ vừa khuyến nghị Đài Loan nên hủy dây chuyền sản xuất chip bán dẫn của công ty TSMC - nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, biện pháp trả thù hòng không cho Trung Quốc tận dụng được “mỏ vàng” giá trị nhất khi thống nhất Đài Loan.

Kế hoạch này chưa chắc hiện thực hóa, song đề xuất này cho thấy công nghệ bán dẫn đã thực sự chiếm lĩnh một yếu tố cấu thành “địa chính trị” có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả những diễn biến lớn nhỏ hiện nay.

Ví dụ điển hình nhất là Trung Quốc, điểm yếu lớn nhất của nước này chính là khả năng sản xuất con chip thế hệ mới hoạt động trên tiến trình 5nm và 3nm, kể từ khi Nhà trắng không cho Huawei tiếp cận với chip set Mỹ - đế chế công nghệ khổng lồ Trung Quốc chỉ là con “hổ giấy”.

Ngay cả nhà sản xuất chip lớn nhất đại lục SMIC vẫn tụt hậu nhiều chục năm so với Intel, Samsung và TSMC. Ngành công nghiệp giàu trí tuệ này không nằm trong tay quốc gia nào một cách tuyệt đối. Dường như đó là may mắn với an ninh kinh tế, công nghệ toàn cầu.

Trung Quốc, Úc sở hữu nguồn đất hiếm dồi dào nhưng Nhật Bản mới là nơi có khả năng tinh luyện thành hợp chất bán dẫn và thiết kế mẫu con chip, Hà Lan nắm trong tay công nghệ duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo một cỗ máy mà các nhà sản xuất chip cần phải làm ra những con chip tiên tiến nhất.

Ngày nay chip set từ đơn giản đến tinh vi là bộ não của mọi thiết bị, linh kiện phục vụ đời sống, từ đồ chơi trẻ em đến con tàu vũ trụ, là cấu thành không thể thiếu của kinh tế tri thức, chip set có thể thực thi những nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà qua đó các quốc gia dùng để cạnh tranh lẫn nhau.

Càng ngày chất bán dẫn càng được coi là bí kíp của nền kinh tế, dấu hiệu cho thấy sức mạnh công nghệ. Ai sở hữu công nghệ tối tân nhất có khả năng chiếm lĩnh nhiều lợi ích nhất.

Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu do căng thẳng Trung-Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp đến 169 ngành công nghiệp, trong đó ô tô và điện thoại thông minh thiệt hại nặng nề nhất.

Các chuyên gia Mỹ khuyến nghị Đài Loan nên dùng TSMC để mặc cả với Trung Quốc đại lục

Các chuyên gia Mỹ khuyến nghị Đài Loan nên dùng TSMC để mặc cả với Trung Quốc đại lục

Theo một nghiên cứu mới công bố ở Nhật Bản, nếu TSMC đóng cửa 1 tháng thì kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 70 tỷ USD, và con số tăng lên 800 tỷ USD nếu không thể sản xuất 1 năm.

Hai năm vừa qua không một ngành công nghiệp nào “đốt tiền” nhiều như sản xuất chip, Intel chi 95 tỷ USD trong 10 năm tới, Nhật Bản dự kiến cần 50 tỷ USD để vực dậy thời hoàng kim công nghiệp bán dẫn, Samsung đầu tư 205 tỷ USD trong lộ trình 3 năm tiếp theo. Trong khi đó, công ty TSMC của Đài Loan cũng tuyên bố đầu tư 100 tỷ USD trong 3 năm để nâng cao năng lực sản xuất.

Vấn đề nghiêm trọng hơn ở chỗ, cuộc cạnh tranh về chip đẩy các cường quốc lún sâu vào mâu thuẫn, đối đầu không khoan nhượng, cục diện phân mảnh, nguy cơ xung đột vũ trang.

Và trong tình thế đối đầu gay gắt Trung Quốc - Đài Loan, một công ty sản xuất chip như TSMC có thể đóng vai trò “pháo đài” cố thủ, vũ khí mặc cả, kiểu được ăn cả, ngã về không!

Có thể bạn quan tâm

  • "Cờ đã đến tay" TSMC?

    05:00, 22/08/2021

  • TSMC và kế hoạch

    TSMC và kế hoạch "bước ra thế giới"

    03:47, 27/07/2021

  • TSMC “chơi lớn”!

    TSMC “chơi lớn”!

    11:00, 02/04/2021

  • Samsung và tham vọng vượt qua TSMC

    Samsung và tham vọng vượt qua TSMC

    05:11, 01/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TSCM và quân bài "địa chính trị" trong tay Đài Loan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO