Trong bối cánh tình trạng thiếu chip toàn cầu đang ngày càng trở nên tồi tệ. TSMC, nhà sản xuất chip Đài Loan đã vạch ra kế hoạch chi tiêu 3 năm lên đến 100 tỷ USD.
Có thể nói, đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà máy phải đóng cửa tạm thời một thời gian dài trong năm 2020. Điều này đã gây ra sự trì hoãn tạm thời về nguồn cung chip toàn cầu. Đồng thời sau đó, sự gia tăng nhu cầu mới do thay đổi thói quen sinh hoạt được thúc đẩy bởi đại dịch khiến tình trạng khan hiếm chất bán dẫn toàn cầu đã đạt đến giới hạn của sự khủng hoảng.
Chủ tịch TSMC, Mark Liu cho rằng, hai nguyên nhân chính là cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ-Trung và việc tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số do COVID-19 mang lại, đã dẫn đến sự thiếu hụt chất bán dẫn. Đồng thời ông cũng cho rằng, TSMC sẽ cần có thời gian và nguồn tài chính để xây dựng thêm năng lực nhằm giải quyết nhu cầu ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, cũng cảnh báo rằng: “Việc tất cả các nước xây dựng thêm năng lực sản xuất chip là phi thực tế về mặt kinh tế”.
Cảnh báo của ông được đưa ra khi Mỹ và châu Âu đang cung cấp các khoản trợ cấp và khuyến khích để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất chip trong nước. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tích cực xây dựng một ngành công nghiệp chip nội địa có tính cạnh tranh để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Intel của Mỹ tuần trước thông báo sẽ chi 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy tiên tiến ở bang Arizona, nơi TSMC cũng đã cam kết đầu tư một nhà máy trị giá 12 tỷ USD.
Sự thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến một số nhà sản xuất ô tô phải thu hẹp quy mô sản xuất và đã lan sang các ngành công nghiệp khác, từ máy tính công nghiệp, máy tính cá nhân cho đến điện tử tiêu dùng.
Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính của Apple, cũng cho biết họ đã bắt đầu cảm thấy sức nóng từ sự thiếu hụt chip.
Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, trước đó cho biết tình trạng thiếu chip có thể là vấn đề đối với công ty trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Mặc dù Chủ tịch TSMC đang cho rằng, hiện tại tổng công suất sản xuất vẫn lớn hơn nhu cầu thực của thị trường, và TSMC đang phải đánh giá và phân tích thị trường rất cẩn thận để xác định đâu là nhu cầu cấp thiết nhất.
Nhưng có thể thấy, thời điểm này nhà sản xuất chip Đài Loan cũng đã vạch ra kế hoạch chi tiêu 3 năm đến năm 2023 để đáp ứng nhu cầu cao hơn.
Trước tiên, họ đang yêu cầu khách hàng chấp nhận mức giá cao hơn khi họ tăng cường đầu tư để đối phó với “sự gia tăng cơ bản và cơ bản” về nhu cầu chip.
TSMC cũng sẽ "tạm ngừng giảm giá wafer bắt đầu từ ngày 31 tháng 12" trong năm nay, trong bốn quý tiếp theo.
Theo các chuyên gia phân tích, việc tạm ngừng giảm giá là một động thái hiếm hoi của TSMC, TSMC thường hạ giá mỗi quý cho các khách hàng thiết kế chip sau khi sản phẩm của họ đi vào sản xuất hàng loạt và hoạt động trơn tru.
CC Wei, Giám đốc điều hành của TSMC, đã tiết lộ rằng nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong ba năm đến 2023 vào các công nghệ bán dẫn tiên tiến. Chỉ tính riêng trong năm nay, TSMC đã công bố chi tiêu vốn cao kỷ lục lên tới 28 tỷ USD.
Thời điểm hiện tại, TSMC đang là nhà sản xuất chip theo hợp đồng, cung cấp cho hầu hết các nhà phát triển chip lớn trên thế giới bao gồm Apple, Qualcomm và Nvidia. Họ và các nhà sản xuất chip Đài Loan khác như là United Microelectronics và PSMC đang đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.
Theo kế hoạch của TSMC, họ sẽ đầu tư 100 tỷ USD trong ba năm tới, bao gồm việc xây dựng các nhà máy sản xuất chip “greenfield” và mở rộng các phân xưởng hiện có. Họ đã bắt đầu thuê hàng nghìn nhân viên, mua đất và thiết bị và bắt đầu xây dựng các cơ sở ở nhiều địa điểm trên toàn cầu.
Năm ngoái, TSMC đã xây dựng một nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD ở bang Arizona của Mỹ. Công ty cũng đang mở rộng tại nhiều thành phố ở Đài Loan, bao gồm xây dựng cơ sở sản xuất chip 3 nanomet, công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới, ở thành phố Đài Nam, miền nam Đài Loan. Đồng thời họ cũng vận hành hai nhà máy chip ở Trung Quốc ở Nam Kinh và gần Thượng Hải.
Đối thủ mới của TSMC là Intel gần đây cho biết họ sẽ tham gia lại lĩnh vực kinh doanh sản xuất chip theo hợp đồng. Dự kiến sẽ chi 20 tỷ USD từ nay đến năm 2024 để xây dựng hai nhà máy chip mới, cũng ở Arizona.
Có thể bạn quan tâm