Tâm lý quen cũ, ngại mới cộng với nỗi lo bị cắt giảm ngân sách đang tạo ra sức ỳ lớn cho hành trình tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay.
Việc tự chủ trong các cơ sở giáo dục chuyển biến rất chậm.
Trong phiên làm việc sáng nay (6/11), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Có thể bạn quan tâm
16:08, 11/06/2018
00:00, 09/11/2014
20:00, 18/07/2018
01:30, 12/06/2018
Liên quan về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nước ta hiện có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 2/3 trong đó là công lập, đào tạo khoảng 2 triệu người học dưới sự quản lý của các Bộ, ngành, địa phương và khu vực tư nhân trên toàn quốc.
Từ năm 2017, các cơ sở đào tạo nghề công lập (gồm các trường trung cấp, cao đẳng, trừ ngành sư phạm) chính thức được chuyển giao về Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội quản lý tập trung.
Mặc dù vậy, nhìn vào cơ cấu việc làm, trình độ, năng lực của đội ngũ lao động nghề hiện nay vẫn thấy nhiều bất cập. Lao động Việt Nam tập trung ở những việc làm có mức thu nhập thấp, không cố định, không có chế độ phúc lợi xã hội. Trong khi đó, lao động nghề thiếu kỹ năng đang trở thành vấn đề đáng báo động, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất lao động. Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu đổi mới một cách toàn diện lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong đó, thực hiện tự chủ được xác định là giải pháp sống còn để đưa đến sự đổi mới toàn diện này.
Tuy nhiên, theo ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tâm lý quen cũ, ngại mới cộng với nỗi lo bị cắt giảm ngân sách đang tạo ra sức ỳ lớn cho hành trình tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay. Trong bối cảnh người học chưa mặn mà với giáo dục nghề nghiệp, nguồn thu từ học phí thấp, các trường cũng không dám mạo hiểm. Điều này dẫn đến việc cơ chế tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai từ năm 2006 nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở này đều tự chủ rất chậm. Bên cạnh đó, ông Dũng cũng thừa nhận, bản thân các cơ quan quản lý cũng còn lúng túng và chưa mạnh dạn giao quyền tự chủ một cách tuyệt đối.
“Các cơ quan quản lý thì lo ngại rằng tự chủ sẽ mất chức năng quản lý. Các trường thì lo không có nguồn kinh phí để hoạt động do ngân sách cho chi thường xuyên sẽ bị cắt giảm” - ông Dũng nói.
Ngoài ra, sự bất cập, thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách cũng tạo ra rào cản trong thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Một trong những rào cản, theo lãnh đạo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, là các trường nghề bị khống chế chỉ tiêu đào tạo và mức thu học phí theo khung quy định...
Với mong muốn tháo gỡ những rào cản vướng mắc trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiêp. Nghị định này được hy vọng là bước đột phá với cơ chế thông thoáng, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ cũng như khuyến khích sự tham gia của DN vào lĩnh vực này.