Khi chiến sự Nga - Ukraine có dấu hiệu xuống thang thì sự cố đau thương ở Bucha lại đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các bên.
>>Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
Vài trăm thi thể dân thường được phát hiện ở Bucha, thị trấn gần thủ đô Kiev, nơi này bị quân Nga “giải phóng” từ ngày 26/2 và gần như bị cô lập. Sau khi quân Nga rút đi, lực lượng Ukraine tiếp quản ngày 31/3.
Tổng thống Zelensky đã đến Bucha và cáo buộc Nga gây ra vụ tàn sát hàng loạt, đồng thời phát đi thông điệp “hai bên khó có thể đàm phán để đi đến kết quả ngưng bắn”.
Hàng loạt lãnh đạo ở châu Âu đã lên tiếng, Tổng thống Pháp phát biểu: “manh mối rõ ràng cho thấy tội ác chiến tranh”. Thủ tướng Ba Lan gọi đây là “hành động diệt chủng”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi “mở cuộc điều tra”.
Tiếp theo sau loạt hành động này, Hội đồng châu Âu và Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ có thêm biện pháp trừng phạt Nga; ông Macron đề nghị nhắm vào xuất khẩu than và dầu từ Nga, còn Bộ trưởng Quốc phòng Đức muốn cấm vận khí đốt. Hai quốc gia lớn nhất Tây Âu đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga.
Mặc dù Nga lên tiếng phản đối cáo buộc của Ukraine, nhưng loạt động thái của châu Âu cho thấy, phần đông đang đứng về phía Bucha và Zelensky. Một lần nữa cho thấy quyết tâm của phương Tây trong việc ép Putin kết thúc “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Thời gian tới, rất có khả năng lệnh cấm vận “hạng nặng” nhằm vào năng lượng Nga sẽ được kích hoạt, châu Âu tạm thời thoát phụ thuộc Nga sau khi Mỹ đồng ý “mở van” 15 tỷ m3 khí hóa lỏng giúp “lục địa già” vượt qua mùa đông năm nay.
Putin tìm cách thoát cấm vận tài chính bằng cách ký sắc lệnh buộc “các nước không thân thiện” mua năng lượng bằng đồng Rúp, nếu châu Âu không thể cự tuyệt - nghĩa là việc ngắt Nga khỏi SWIFT bị vô hiệu hóa đáng kể.
Tuy nhiên, châu Âu khó đồng ý với điều kiện này ngay lập tức, lý do là hợp đồng thanh toán bằng USD, EUR vẫn còn hiệu lực đến cuối tháng 5/2022, tức là gần 60 ngày châu Âu và Mỹ tìm giải pháp thay thế nguồn cung năng lượng. Nếu đạt được thỏa thuận mới, có thể họ sẽ tấn công ngược trở lại đối với Nga.
Dù sự thật ở Bucha thế nào chăng nữa thì đây cũng là “giọt nước tràn ly” đào sâu thêm thù hằn giữa các bên. Rào cản quá lớn để Nga và Ukraine có thể tiếp tục ngồi lại nói chuyện hòa bình.
Putin nhất quyết không gặp người đồng cấp bên kia chiến tuyến nếu không đạt được thỏa thuận nào cụ thể “bằng văn bản”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, Nga chưa thấy thỏa mãn chỉ với việc Ukraine trung lập, không gia nhập NATO, EU,…
Nhiều dấu hiệu cho thấy miền Đông Ukraine sắp có biến cố lớn, hoàn toàn trùng hợp với ý định thay đổi mục tiêu chiến lược từ “phi phát xít hóa” sang “giải phóng Donbass”.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa
05:15, 29/03/2022
Bế tắc đàm phán, kết cục nào cho chiến sự Nga-Ukraine?
04:58, 29/03/2022
Nạn đói - thứ đáng sợ hơn cả chiến sự Nga - Ukraine!
06:00, 28/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: NATO bắt đầu tham chiến?
08:39, 24/03/2022
Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
05:12, 23/03/2022
Thế “chân vạc” sau chiến sự Nga - Ukraine
06:15, 21/03/2022