Công nghệ chính là động lực để phát triển du lịch, do đó cần có tư duy số trong ứng dụng và năng lực số để có thể chuyển đổi một cách hiệu quả cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động du lịch.
>>Để Thái Bình có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu khi nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh biến đổi của cuộc cách mạng CN4.0. Thời gian qua nhiều địa phương và các doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số nhằm thích ứng với xu thế và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Có thể thấy, chuyển đổi số đang là động lực phát triển du lịch bền vững. Các doanh nghiệp du lịch đã, đang chủ động tìm kiếm và trải nghiệm các công nghệ mới thông qua các chương trình xúc tiến, kết nối du lịch, đồng thời mong muốn cần có thêm các chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch của địa phương. Và chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu.
Các sản phẩm-dịch vụ du lịch hiện nay được thiết kế tích hợp các trải nghiệm trực tiếp với các trải nghiệm số như selfie/checkin và chia sẻ trên các mạng xã hội, các dịch vụ bản đồ số, các dịch vụ multimedia, các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, thanh toán trực tuyến, dịch vụ đánh giá xếp hạng, dịch vụ bảo hiểm-hỗ trợ đảm bảo an toàn, booking online,…
Ông Trần Duy Hào – CEO Star Global cho biết, nền tảng du lịch tương tác thông minh 3D/360 - vũ khí marketing sắc bén cho các trung tâm thành phố đang cần giải quyết bài toán du lịch địa phương. Các phương pháp truyền thống trước đây chưa truyền đạt được tối đa độ chân thật các địa điểm tham quan nổi tiếng, thì công nghệ chính là động lực để hiện thực hóa việc này. Đặc biệt, số hóa còn là động lực quan trọng trong công tác quảng bá truyền thông về điểm đến một cách ấn tượng”.
>>Lễ hội sông nước TP.HCM 2023 có gì đặc sắc?
Ông Hào nhấn mạnh, với việc sử dụng công nghệ vào hoạt động du lịch nói chung và công nghệ thực tế ảo 3D nói riêng, không chỉ là động lực cho việc phát triển du lịch về mặt hình ảnh mà còn được tích hợp đa ngôn ngữ, giúp điểm đến và địa phương có thể đến gần hơn với nhiều du khách ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đảm bảo được dữ liệu khách hàng có thể kết nối được với các phần mềm quản lý khác, giúp nhà quản lý, địa phương và điểm đến quản trị dữ liệu thuận lợi qua các phần mềm tương tác thông minh… Đó chính là động lực để đưa du lịch thông minh đến gần hơn với du khách.
Ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số nhận định: “Chúng ta phải hiểu rất rõ chuyển đổi số là gì, cần phải làm gì chứ không phải nói đến chuyển đổi số như một vấn đề mang tính phong trào. Phải nắm chắc, hiểu rõ để dùng sự chuyển đổi đó tạo ra bước chuyển đổi đột phá thật sự trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác đang đứng trước những thách thức rất to lớn hiện nay”.
Tuy nhiên, trước những chuyển đổi số này đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch, các địa phương cần thay đổi cách thích ứng, cần có tư duy số và năng lực số để có thể chuyển đổi một cách hiệu quả cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động du lịch.
Có nhiều cách tiếp cận để bắt đầu tiến trình chuyển đổi số du lịch. Có thể bắt đầu bằng những hoạt động, dự án cụ thể, tuy nhiên, yêu cầu phải có một tổng đồ. Đây là yêu cầu bắt buộc để có nền tảng cho việc chọn lựa hoạt động, dự án nào là bắt đầu, bắt đầu như thế nào... để đáp ứng được nhu cầu tất yếu của người dùng và gia tăng trải nghiệm.
Cũng theo TS. Lê Nguyễn Trường Giang, số hóa trở thành một yêu cầu mang tính căn bản, nền tảng và đặt điều kiện cho ngành du lịch trong kỷ nguyên số. Do đó, đòi hỏi ngành du lịch phải hình thành một hình thái tổ chức mới phù hợp với kỷ nguyên số, trong đó công nghệ là động lực.
Có thể bạn quan tâm
Bến Tre: Đưa du lịch phát triển bền vững
15:01, 13/07/2023
Để Thái Bình có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam
02:00, 13/07/2023
Quảng Ninh mùa tấp nập: Sức hút của hệ sinh thái du lịch đẳng cấp
16:05, 12/07/2023
Vì sao du lịch Việt chưa được hưởng lợi từ show nhạc quốc tế?
02:00, 12/07/2023
Cần chiến lược tổng thể từ làn sóng "du lịch âm nhạc" tại Việt Nam
16:44, 13/07/2023