TVN chật vật đầu ra

Hà Phương 18/05/2020 15:30

Do tác động của dịch COVID-19, nhu cầu thép sụt giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu sản xuất tăng do hạn chế nguồn cung…đang là thách thức lớn đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam (UPCoM: TVN).

TVN vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu thuần hơn 7.317 tỷ đồng và lãi ròng hơn 29 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 62% so cùng kỳ.

p/Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TVN

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TVN

Dòng tiền kinh doanh âm

Theo TVN, trong quý 1/2020, các đơn vị liên doanh, liên kết của Tổng công ty đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này dẫn đến khoản lỗ trong công ty liên doanh liên kết gần 58 tỷ đồng.

Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong quý 1/2020 ghi nhận âm gần 358 tỷ đồng, trong khi thực dương gần 319 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, khoản tiền và tương đương tiền cuối quý 1/2020 ở mức 554 tỷ đồng, giảm 1/3 so với đầu năm nay.

29 là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2020 của TVN, giảm tới hơn 62% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý báo cáo tài chính năm 2019 của TVN sau kiểm toán công bố mới đây cũng cho thấy, lãi ròng năm 2019 của doanh nghiệp này giảm tới gần 70 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, xuống chỉ còn 418 tỷ đồng.

Ban Lãnh đạo TVN giải trình sự sụt giảm nói trên do báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên có sự điều chỉnh sau khi kiểm toán, dẫn đến thay đổi số liệu kết quả kinh doanh khi hợp nhất.

Mắc nợ từ dự án TISCO

Ngoài việc điều chỉnh giảm lãi ròng năm 2019, Kiểm toán còn đưa ra ý kiến ngoại trừ “không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến việc xác định giá trị cũng như những tổn thất của Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn 2”.

Về dự án này, TVN giải trình Công ty đã đầu tư vào TISCO. Hiện TISCO đang triển khai Dự án với tổng chi phí đầu tư toàn dự án theo dự toán ban đầu khoảng 3.844 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh là khoảng 8.105 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các hạng mục chính của Dự án tại khu vực Lưu Xá vẫn chưa hoàn thành.

Tính đến cuối quý 1/2020, tổng nợ phải trả của TVN ở mức 13.938 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 9.586 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của TVN ở mức hơn 145%, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 358 tỷ đồng, cho thấy áp lực trả nợ khá lớn đối với doanh nghiệp này.

Thách thức thoái vốn

Được biết, mới đây Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) công bố danh sách doanh nghiệp dự kiến thoái vốn năm 2020. Theo đó, SCIC dự kiến thoái vốn tại 85 doanh nghiệp, trong đó SCIC đang nắm giữ cổ phần nhiều nhất tại TVN (94% vốn).

Hiện nay, TVN đang gặp khá nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Cụ thể giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh do nguồn cung hạn chế, trong khi sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh, khiến doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc thoái vốn Nhà nước tại TVN sẽ là một thách thức lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • [NGÀNH THÉP VƯỢT “BÃO” COVID-19] Chủ động thay đổi cơ cấu thị trường

    [NGÀNH THÉP VƯỢT “BÃO” COVID-19] Chủ động thay đổi cơ cấu thị trường

    04:09, 28/04/2020

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Đa dạng nguồn nguyên liệu sẽ ít phải

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Đa dạng nguồn nguyên liệu sẽ ít phải "trả giá" (bài 2)

    11:00, 31/03/2020

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP]

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] "Phao cứu sinh" của doanh nghiệp thép (bài 1)

    11:00, 30/03/2020

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Tránh xa “tiếng xấu” gian lận xuất xứ

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] Tránh xa “tiếng xấu” gian lận xuất xứ

    23:23, 24/03/2020

  • [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] COVID-19 đang “phong tỏa” ngành thép

    [GỠ KHÓ CHO NGÀNH THÉP] COVID-19 đang “phong tỏa” ngành thép

    04:47, 24/03/2020

Triển vọng ngành thép

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, xu hướng chiếm lĩnh thị phần trong mảng thép xây dựng có thể tăng tốc theo hướng có lợi cho các công ty lớn với lợi thế đáng kể về chi phí sản xuất, vận chuyển.

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2020 sẽ là năm ngành thép tiếp tục có sự tăng trưởng do nhu cầu xây dựng các công trình tăng lên. Đồng thời, với các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ lựa chọn Việt Nam là nơi đặt các trung tâm, nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy thị trường thép phát triển.

Để ngăn chặn gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hình ảnh các thương hiệu thép uy tín của Việt Nam, ông Dũng cho rằng trước tiên các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động tiếp cận công nghệ mới, tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tiến năng lực quản trị để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng thị trường xuất khẩu...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TVN chật vật đầu ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO