Ukraine cạnh tranh "quyền lực mềm" với Nga tại Nam bán cầu

Diendandoanhnghiep.vn Ukraine đang đẩy mạnh kế hoạch hiện diện ngoại giao tại châu Phi, Trung Đông và châu Á nhằm đối phó với Nga ở Nam bán cầu.

Ukraine cần làm gì để giảm bớt ảnh hưởng của Nga tại các quốc gia Nam Bán cầu?

Ukraine đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Nga tại các quốc gia Nam Bán cầu

Ukraine đang có kế hoạch mở rộng sự hiện diện ngoại giao của mình tại châu Phi, Trung Đông và châu Á – khu vực Nga đang nhận được nhiều ủng hộ, với hi vọng các quốc gia này có thể thay đổi suy nghĩ và đứng về Kiev trong chiến sự Nga- Ukraine.

Ukraine cạnh tranh "quyền lực mềm" với Nga

Chính quyền Kiev đã lên kế hoạch mở một loạt đại sứ quán và bổ nhiệm hàng chục đại sứ mới ở gần 20 quốc gia trên khắp phía Nam bán cầu, từ Ghana cho tới Malaysia. Trong số đó, có không ít các quốc gia đã bày tỏ lập trường trung lập trong chiến sự Nga- Ukraine.

>> Dầu Nga sẽ gây "xích mích" EU- Ấn Độ?

Sáng kiến này, lần đầu tiên được Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba công bố vào tháng 3/2022, đang tăng tốc trong những tháng gần đây và được cho là nằm trong kế hoạch “phản tuyên truyền” với Nga tại các địa bàn chiến lược.

Đầu năm 2023, Kiev đã công bố kế hoạch mở 10 đại sứ quán mới tại châu Phi, cũng như một cơ sở mới tại Guatemala. Ngoài ra, Ukraine cũng tuyên bố sẽ thành lập các văn phòng đại diện thương mại trên khắp châu lục - nơi mà các lợi ích của Ukraine cho đến nay ít được đại diện hơn mức cần thiết như đã được khẳng định bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cuối năm ngoái. Mục tiêu đặt ra là Ukraine có thêm sự hiện diện ở khoảng 30 quốc gia châu Phi, chưa kể các nơi khác như Trung Đông hay châu Á.

Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc hỗ trợ đắc lực cho Nga đến thời điểm này

Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc hỗ trợ đắc lực cho Nga đến thời điểm này

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia Kiev cũng muốn “kiểm chứng” những đánh giá về “sự thờ ơ” của các quốc gia Nam bán cầu đối với chiến sự Nga- Ukraine.

Bấy lâu nay, không chỉ các lời tuyên truyền của Nga, mà chính các nhà quan sát trên thế giới cũng đã bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước châu Phi, Trung Đông và châu Á, bao gồm cả các cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ, đã ngấm ngầm ủng hộ Nga trong cuộc chiến này.

Với kế hoạch mới, các nhà ngoại giao của Ukraine sẽ có cơ hội để thuyết phục các quốc gia đang lưỡng lự đứng về phía Kiev. “Ukraine sẽ chứng minh đây là một cuộc chiến tranh thuộc địa. Đó là điều mà các nước châu Phi nên hiểu rằng Ukraine đang đấu tranh cho độc lập và chủ quyền của mình”, Oleksiy Goncharenko, một nhà lập pháp Ukraine, đại diện cho Odesa cho biết.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu và Mỹ đã ủng hộ cách tiếp cận nhằm mở rộng can dự với Nam bán cầu của Tổng thống Zelensky, cho rằng đó là “chìa khóa” để đánh bại Nga trong đối đầu về “quyền lực mềm”.

Khó khăn chờ đón Ukraine

Tuy nhiên, những gì Kiev đối mặt tại Nam bán cầu được dự báo sẽ vô cùng khó khăn, bởi một vấn đề đơn giản: Nga đem lại nhiều lợi ích hơn Ukraine tại khu vực này. Ngay từ trước chiến sự Nga- Ukraine, ảnh hưởng của Ukraine tại các khu vực này cũng không quá rõ nét – điều trái ngược hẳn với vị thế đang lên của Nga.

Moscow từ lâu đã là nhà xuất khẩu vũ khí và lúa mì hàng đầu cho Châu Phi. Gần đây, Nga được cho là cũng bắt đầu gây dựng ảnh hưởng về an ninh và chính trị thông qua sự hiện diện của tập đoàn đánh thuê Wagner trong vai trò nhà cung cấp dịch vụ bảo trợ an ninh cho một loạt quốc gia như Mali, Libya và Cộng hòa Trung Phi...

Xuất khẩu lúa mỳ - quân bài của Ukraine để gia tăng ảnh hưởng tại Châu Phi?

Xuất khẩu lúa mỳ - "quân bài" của Ukraine để gia tăng ảnh hưởng tại Châu Phi

Trong khi đó, các cường quốc lớn ở Trung Đông và Châu Á cũng đang hưởng lợi lớn từ nguồn dầu thô của Nga dịch chuyển khỏi châu Âu kể từ sau chiến sự Nga- Ukraine. Thậm chí, trước chiến sự, Nga cũng đã có vị thế lớn với các quốc gia này, thông qua chiến lược củng cố liên minh khối Á – Âu bằng các dự án dầu khí và cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia.

Ở Trung Đông, Iran đang cung cấp cho Nga các loại vũ khí và máy bay không người lái. UAE – đồng minh trên danh nghĩa của Mỹ - cũng trở thành trung tâm thương mại mới của Nga để "lách" các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mới đây, Mỹ cũng cáo buộc Nam Phi bí mật gửi vũ khí và đạn dược cho Nga.

>> Wagner hiện diện ở châu Phi, Mỹ lo "đối phó" với Nga?

Ukraine hiểu rõ điều này nhưng họ đang có ít đòn bẩy trong tay. Lương thực là thế mạnh duy nhất để Kiev gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi và Trung Đông.

Vào cuối tháng 11/2022, ông Zelensky tuyên bố khởi động sáng kiến "Ngũ cốc từ Ukraine" nhằm cung cấp ngũ cốc cho các nước châu Phi đang gặp khó khăn với các vấn đề an ninh lương thực. Chương trình nhằm mục đích cung cấp ngũ cốc quan trọng cho các quốc gia như Yemen, Sudan và Somalia. Nhưng như thế vẫn là quá ít so với những lợi ích mà Nga mang lại cho khu vực này, theo các chuyên gia.

Dù sao, những thông tin tích cực mới đây, như việc Thỏa thuận ngũ cốc qua Biển Đen đã được gia hạn thêm 2 tháng, sẽ cung cấp thêm trợ lực cho ông Zelensky theo đuổi kế hoạch của mình trong khi tìm kiếm thêm các khu vực hợp tác khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ukraine cạnh tranh "quyền lực mềm" với Nga tại Nam bán cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088040 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088040 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10