Câu chuyện "giải cứu" hàng nông sản bị ứ đọng với trên 6.000 xe vận tải thời gian gần đây ở cửa khẩu biên giới Việt-Trung đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và luận bàn của các chuyên gia.
>>Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"
Câu chuyện này không phải là mới mà đã diễn ra hàng chục năm nay khi vào vụ thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhất là xuất đi thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là năm chúng ta bị thiệt hại nặng nhất trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, mặc dù chưa có thống kê nhưng con số đó chắc chắn là rất lớn.
Tình hình này buộc các bộ ngành liên quan các doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân phải nhận thức đầy đủ và cần xem lại cách tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như thế nào vừa đảm bảo sản xuất ổn dịnh phát triển vững chắc, vừa tiêu thụ một cách khoa học, hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất những tổn thất không mong muốn và không đáng có như đã xảy ra.
Thứ nhất, là vấn đề thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu một cách đầy đủ cả về số lượng, chất lượng, phương thức và thời gian giao hàng của nước bạn theo từng thời kỳ. Đặc biệt, trong điều kiện có dịch và các nước khẩu hàng hóa ngày càng siết chặt vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu.
Và như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã từng nói: “Người sản xuất mù mờ, doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu mù mờ, cơ quan quản lý nhà nước cũng mù mờ”. Đánh giá này đã nói lên tất cả việc thiếu thông tin của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, là vấn đề thị trường. Đối với thị trường trong nước 98 triệu dân, rất nhiều tiềm năng về sức mua ngày càng tăng lên nhất là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm, một thị trường mà doanh nghiệp bán lẻ các nước luôn mong muốn thâm nhập nhiều hơn, mạnh hơn để tổ chức phân phối và nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ.
Tương tự, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng có xu hướng phát triển như vậy để mở rộng bán hàng trực tiếp và online đang có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ. Những năm gần đây, việc tiêu thụ trong nước tuy có tiến bộ song còn nhiều “trắc trở”, nhất là hiện nay hàng hóa nông sản Việt Nam sản xuất rất dồi dào, ngày càng nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là trong 10 quả xoài sạch, 10 mớ rau sạch thì mới đứng trên kệ siêu thị được 1 quả xoài và 1 mớ rau sạch, còn lại dù có sạch vẫn phải “bán tháo” ra thị trường tự do lẫn lộn với rau quả không sạch, giá bán bị hạ xuống như sản phẩm không sạch.
Điều này đã làm thiệt hại đến lợi nhuận của người nuôi trồng những sản phẩm sạch cho xã hội, làm thui chột ý chí sản xuất sạch mà chính phủ và bộ nông nghiệp đang khuyến khích để phục vụ người tiêu dùng, mà lý do đơn giản đã và đang diễn ra đó là hệ thống siêu thị mới bán khoảng 15% hàng nông sản, còn lại 85% là tiêu thụ ở kênh truyền thống như chợ, cửa hàng lẻ, hàng rong.
Mặt khác, con đường đưa hàng vào siêu thị rất “gian nan” bởi những rào cản về chi phí chiết khấu cao, bị chiếm dụng vốn vô lý của một số siêu thị có thế mạnh đang hàng ngày thao túng việc cho gửi hàng vào bán lẻ tại các siêu thị mà chưa có sự chia sẻ mang tính nhân văn, họ kinh doanh chỉ chủ yếu dành thuận lợi, lợi nhuận cao cho mình.
Chính vì vậy, sản phẩm thì nhiều nhưng người tiêu dùng muốn tìm mua được một quả cam, quả bưởi ngon có thương hiệu đúng nghĩa cũng rất khó, họ phải chờ đến các hội chợ tết hoặc các đợt xúc tiến thương mại mới có thể mua được, sự may mắn này chỉ đến với họ trong năm có “một đôi vài lần”.
Về hạ tầng phân phối việc đảm bảo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở Việt Nam, được vận chuyển với một hệ thống giao thông chưa được đồng bộ, chi phí cao, phân bổ không hợp lý. Các trung tâm giao dịch hàng hóa, logistics, các sàn giao dịch công khai minh bạch tại chợ đầu mối chưa được thiết lập đầy đủ, đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.
Việc lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến tiêu thụ chậm chạp, tổn thất, chi phí cao, làm cho giá bán bị đẩy lên, khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa các nước khác có mặt hàng tương tự xuất khẩu đi các nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia...
Về phương thức giao dịch mua bán, ở thị trường nội địa hàng hóa đi qua nhiều khâu trung gian, chi phí bán lẻ cao vô lý đã khiến cho hàng hóa từ sản xuất đến người mua lẻ bình quân bị “đội giá” từ 2-4 lần, nhất là các mặt hàng thiết yếu, như rau, củ, quả, thịt, cá ... Đây là nút thắt lớn nhất làm cản trở sức mua xã hội nhiều năm nay.
Còn với thị trường xuất khẩu, riêng hàng nông sản chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc đến 80%, đồng thời đa số xuất khẩu theo phương thức tiêu ngạch. Do đó, dẫn đến tình trạng mua bán không ổn định, dễ bị phá vỡ giao kèo ban đầu mặc dù việc này có dễ dàng hơn xuất khẩu chính ngạch.
Vận tải hàng hóa xuất khẩu đa phần dùng đường bộ vừa chi phí cao, vừa không đa dạng phương thức vận tải khi gặp khó không “xoay sở” kịp. Trong khi đó vận tải đường sắt, đường biển, đường hàng không còn đang “bỏ trống”.
Đối với vấn đề chế biến sâu, dự trữ bảo quản kiểm soát chất lượng hàng hóa, thu hoạch nông sản xong chủ yếu để ở các kho tạm, không đảm bảo tiêu chuẩn, hao hụt, mất mát nhiều. Khi ứ đọng hàng xuất khẩu ở biên giới do thiếu kho chuyên dùng lớn để tạm dự trữ chờ thông quan, không có điều kiện bảo quản đã dẫn đến giảm chất lượng hàng hóa.
>>Ùn tắc nông sản biên giới: Nhìn nhận và đầu tư chưa theo kịp thị trường
Việc kiểm dịch, chất lượng hàng hóa xuất khẩu không được chủ động tại “sân nhà”, khi qua biên giới bị chậm lại, điều đó rất giản đơn nhưng chục năm nay các cơ quan quản lý nhà nước lại ít nghĩ đến mọi thiệt hại, cuối cùng đều đổ dồn vào doanh nghiệp và người nông dân.
Vấn đề kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường mua bán ở nội địa cũng như xuất khẩu vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng tùy tiện trong quy trình sản xuất sạch vẫn còn xảy ra ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt Nam ở nội địa cũng như đem đi xuất khẩu.
Hàng nông sản nhập lậu không đảm bảo tiêu chuẩn từ các nước xâm nhập và thị trường Việt Nam, không được kiẻm soát chặt chẽ đầy đủ, chính vì vậy hàng Việt chân chính bị thua trên sân nhà bởi hàng lậu trốn thuế và chất lượng không đảm bảo, giá rẻ còn người tiêu dùng chân chính không thể thông thái hết để nhận biết hàng thật-giả.
Những chế tài xử phạt tổ chức các nhân vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, thậm chí còn khuyến khích sự vi phạm nhiều hơn.
Ngoài ra, còn có yếu tố bảo kê tiêu cực đối với những vi phạm trên của một bộ phận công an kinh tế, hải quan biên phòng, quản lý thị trường... làm cho việc tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam bị chậm lại so với nhu cầu thực tế của thị trường.
Chúng ta cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất hàng Việt theo tín hiệu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu đi các nước. Đồng thời, bố trí các kho dự trữ chiến lược, các nhà máy chế biến sâu các nông sản thực phẩm để đảm bảo tiêu thụ và xuất khẩu một cách chủ động và đạt các tiêu chuẩn đề ra.
Đầu tư mạnh mẽ hơn cho hạ tầng thương mại bao gồm cả hệ thống giao thông, logistics, các chợ đầu mối, các trung tâm và sàn giao dịch hàng hóa, thực hiện việc kiểm dịch nông sản tại chỗ cho tiêu dùng tron nước và xuất khẩu.
Tăng cường kiểm soát thị trường nông sản một cách hiệu quả minh bạch, chống tiêu cực nhũng nhiễu. Xây dựng ý thức tự giác trong kỉ luật sản xuất kinh doanh. Tăng cường xúc tiến thương mại cung câp thông tin thị trường giá cả, phát huy vai trò của các đại diện thương mại ở các nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa.
Xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh, khen thưởng nhưng thương hiệu làm ăn tử tế, trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục các cải cách hành chính, bổ sung các chính sách về đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp và hộ nông dân, giẩm chi phí cho quá trình sản xuất khinh doanh...
Làm được những điều kể trên sẽ góp phần vào việc phát triển một nền sản xuất nông sản thực phẩm có chất lượng, tính cạnh tranh cao đem lại hiệu quả cho người sản xuất và phục vụ đắc lực cho tiêu dùng xã hội, giữ uy tín cho thương hiệu và nâng cao hiệu quả khi hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu đi các nước.
Hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất, tiêu thụ một cách “hồn nhiên” như thời gian trước đây. Trong thời gian từ 10 đến 20 năm tới đây Việt Nam trở thành trở thành một trung tâm sản xuất chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu lớn của khu vực và thế giới góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Ùn tắc nông sản biên giới: Sáu đề xuất để "chuẩn hoá"
11:37, 14/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất cơ chế hướng dẫn cơ sở đóng gói, chế biến
11:02, 14/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp chế biến “lo ngại” vấn đề nguyên liệu
15:00, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Điểm yếu tỷ lệ chế biến thấp
12:10, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"
04:00, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Nguy cơ tăng chi phí thêm 2-3 lần khi đi đường biển
00:12, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Nhìn nhận và đầu tư chưa theo kịp thị trường
18:49, 12/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Trung Quốc thông quan xuyên Tết với hàng container lạnh
11:37, 12/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Mở thêm cửa khẩu vẫn thông quan “èo uột”
03:00, 12/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Mở "luồng xanh" khu vực biên giới
11:00, 10/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Chuyển hướng nào cũng phải là chính ngạch
18:08, 08/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Cần cơ chế thu hút doanh nghiệp mở tuyến vận tải biển
15:00, 08/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Tắc đường bộ, bí đường biển
13:28, 08/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Cần doanh nghiệp "đầu đàn" dẫn dắt
11:30, 07/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Đừng coi thị trường nội địa chỉ là nơi “giải cứu”
04:00, 03/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất vận chuyển bằng đường sắt
09:58, 28/12/2021
Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất thiết lập "vùng đệm" với Trung Quốc
14:29, 23/12/2021
Ùn tắc nông sản biên giới: Bộ Công Thương khuyến nghị chuyển cửa khẩu và hình thức vận tải
11:00, 23/12/2021
Gỡ ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu chính ngạch
04:04, 23/12/2021