Vá “lỗ hổng” pháp lý trên không gian mạng để bảo vệ người tiêu dùng

NGUYỄN VIỆT 12/03/2024 11:00

Còn xảy ra vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng là do chưa có quy định rõ ràng, không theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. 

>>Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), đơn vị này thường xuyên nhận phản ánh của các đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của doanh nghiệp bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, TikTok...

, để xảy ra tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng nhưng chưa được giải quyết triệt để là do pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ.

Để xảy ra tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng nhưng chưa được giải quyết triệt để là do pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, những năm gần đây các khiếu nại của người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang gia tăng liên tục.

Một số hành vi bị phản ánh, khiếu nại thường xuyên vẫn là chất lượng kém so với quảng cáo, không tin tưởng đơn vị bán hàng hay khó kiểm định chất lượng hàng hóa.

Các vấn đề người tiêu dùng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến gồm chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%)...

Các chuyên gia đánh giá, để xảy ra tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng nhưng chưa được giải quyết triệt để là do pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ, chưa theo kịp với sự phát triển của thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay khá toàn diện, tuy nhiên khiếu nại vẫn gia tăng do nhiều quy định của luật không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh.

“Trong Luật đã dành một chương riêng để nói về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người dùng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao khá cụ thể và đầy đủ, nhưng quy định về quyền hạn cũng như nguồn lực để thực thi lại chưa được cụ thể. Đây là một trong những bất cập cho lực lượng chức năng trong quá trình thực thi luật”, ông Hùng nói.

Thông tin về những hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh cho biết, đơn vị đang xây dựng Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

>>Quyết liệt xử lý vi phạm về thương mại điện tử

>>Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử tích hợp AI thu hút và giữ chân khách hàng

Bộ tiêu chí được xây dựng nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với người tiêu dùng, từ đó xác định các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự độc đáo và đổi mới không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thức doanh nghiệp tương tác và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

“Bộ tiêu chí sẽ là một công cụ quan trọng giúp các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử định hình và phát triển những giá trị này”, bà Quỳnh Anh nhấn mạnh.

Để ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg  phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Theo đó, yêu cầu 100% các sàn giao dịch thương mại điện tử ký cam kết không kinh doanh hàng giả, 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về đối với loại hình kinh doanh này, 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình…

Mặc dù, các cơ quan chức năng đang tăng cường "vá” lỗ hổng pháp lý trong quá trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng để hạn chế thấp nhất các rủi ro khi mua hàng trên không gian mạng, người tiêu dùng phải tìm mua hàng hóa ở các cửa hàng có địa chỉ uy tín, các đại lý phân phối hàng chính hãng, phải có hóa đơn và giữ lại hóa đơn để phòng những sự cố đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp nào chống thất thu thuế thương mại điện tử?

    03:30, 10/03/2024

  • Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số

    00:30, 27/02/2024

  • Quyết liệt xử lý vi phạm về thương mại điện tử

    00:30, 26/02/2024

  • Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử tích hợp AI thu hút và giữ chân khách hàng

    07:49, 21/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vá “lỗ hổng” pháp lý trên không gian mạng để bảo vệ người tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO