Vắc xin COVID-19 về Việt Nam: Kỳ vọng lớn cho "cuộc chiến chống... giặc dịch"

HẰNG THY 24/02/2021 07:03

Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) cho biết, 10 giờ sáng nay, hơn 200.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên sẽ về tới sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo thông tin từ một số cơ quan báo chí tại Việt Nam, tối 23/2, lô vắc xin ngừa COVID1-9 đã được vận chuyển theo đường hàng không. Chuyến bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM vào 10 giờ sáng nay (ngày 24/2).

Như vậy, vắc xin COVID-19 sẽ có mặt sớm hơn tại Việt Nam trước vài ngày so với dự kiến trước đó của cơ quan chức năng.

Tin vui này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến tiến tới chấm dứt đại dịch trong thời gian sớm nhất.

Tin vui này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến tiến tới chấm dứt đại dịch trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1215/QLD-KD gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam về việc nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, Cục Quản lý dược nhận được đơn hàng số AZ02/21-64/AZD1222-Korea đề ngày 2-2-2021 của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam về việc nhập khẩu vắc xin chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh. Cục đồng ý để công ty nhập khẩu 204.000 liều vắc xin COVID-19 (vắc xin AstraZeneca).

Theo Cục Quản lý dược, vắc xin nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 và phải đáp ứng các điều kiện đi kèm việc phê duyệt vắc xin được ban hành kèm theo Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc xin nhập khẩu và bảo đảm việc sử dụng vắc xin đúng mục đích, an toàn, hiệu quả theo đúng cam kết. Ngoài ra, công ty phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc và các quy định về dược có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì một cuộc họp ứng phó với COVID-19. Ảnh: VGP/Khánh Phương

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì một cuộc họp ứng phó với COVID-19. Ảnh: VGP/Khánh Phương

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, AstraZeneca đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều trong năm 2021, đồng thời Bộ Y tế vẫn tiếp tục làm việc với các đối tác để có thể tăng thêm số lượng vắc xin cho Việt Nam. Dự kiến trong quý I năm nay, vắc xin của AstraZeneca sẽ có mặt Việt Nam và được tiêm cho người dân. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chủ động, tích cực đàm phán với Pfizer, Moderna và một số nhà sản xuất vắc xin khác để có thêm vắc xin cho Việt Nam.

Theo hồ sơ nghiên cứu, vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca tương đối an toàn với người dưới 60 tuổi, tỉ lệ sinh kháng thể bảo vệ để ngừa bệnh COVID-19 sau tiêm đạt yêu cầu. Vắc xin này cũng đã được lưu hành (ở dạng lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu trong tình trạng khẩn cấp, nhập khẩu có điều kiện) tại khoảng 10 quốc gia, trong đó tại Anh từ 29-12-2020, Mexico 4-1, Thái Lan 20-1, Phiippines 28-1...

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) là đơn vị duy nhất tại triển khai hệ thống kho bảo quản vắc xin âm sâu từ -40 đến -86 độ C tại TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội. 

Bà Trần Thị Trung Trinh, giám đốc kiểm soát chất lượng VNVC, nói rằng, 3 kho lạnh âm sâu dưới -80 độ C với 30 tủ âm sâu và hệ thống vận chuyển chuyên dụng do Hệ thống tiêm chủng VNVC đầu tư đã được Bộ Y tế cấp phép, sẵn sàng nhập số lượng lớn vắc-xin COVID-19 cần lưu trữ nhiệt độ âm sâu.

Ông Bùi Kim Khánh, giám đốc toàn quốc hệ thống VNVC, nói: “Hiện, công suất phục vụ của hệ thống VNVC lên tới 100.000 lượt khách hàng mỗi ngày, sẵn sàng nâng cao công suất phục vụ hàng triệu người dân tiêm chủng vắc-xin COVID-19. Chúng tôi đã sẵn sàng đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất để có thể đáp ứng phục vụ đến 4 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho mỗi tháng”.

Trải qua thời gian dài thương thảo, với sự hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Y tế, Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca Việt Nam mới đi đến hợp tác cung cấp, phân phối 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam, bắt đầu từ nửa đầu năm 2021.

Các nhóm đối tượng nguy cơ cao được ưu tiên tiêm vaccine gồm:

  • Nhân viên y tế.
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...).
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Lực lượng công an.
  • Lực lượng quân đội.
  • Giáo viên
  • Người trên 65 tuổi.
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước... 
  • Người mắc các bệnh mãn tính.
  • Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Có thể bạn quan tâm

  • Các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua có hiệu quả ra sao?

    05:00, 23/02/2021

  • Vì sao khó phân phối vắc xin COVID-19 ra toàn cầu?

    06:25, 22/02/2021

  • "Nâng tầm ảnh hưởng" bằng vắc xin COVID-19

    06:30, 19/02/2021

  • 204.000 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên dự kiến về Việt Nam vào ngày 28/2

    06:47, 18/02/2021

  • Vắc xin chống COVID-19 đang gặp khó trước biến chủng SARS-CoV-2?

    05:30, 09/02/2021

  • Xem xét ưu tiên cho Quảng Ninh được tổ chức mua vắc xin sớm nhất

    23:08, 07/02/2021

  • Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

    07:00, 06/02/2021

  • Các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ vắc xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam

    18:50, 05/02/2021

  • Vắc xin Sputnik V của Nga có được thế giới đón nhận?

    05:03, 04/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vắc xin COVID-19 về Việt Nam: Kỳ vọng lớn cho "cuộc chiến chống... giặc dịch"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO