Việt Nam nên hướng đến duy trì sự ổn định vĩ mô, cải cách mạnh mẽ nền kinh tế và kiến tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn, thay vì tập trung vào con số tăng trưởng.
Nhận định đã có một số dấu hiệu cho thấy vắc xin có thể trở thành vũ khí đưa đến ràng buộc hay phụ thuộc về ngoại giao, đường lối chính trị, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có vắc xin của riêng mình, chỉ có lúc đó chúng ta mới làm chủ đểphát triển kinh tế và xã hội.
GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, Trưởng khoa Tài chính - Kiểm toán - Kế toán tại trường Kinh doanh IPAG (Paris) khi trả lời báo chí cho rằng, cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn duy trì được một môi trường vĩ mô ổn định, tăng trưởng dương và xuất siêu trong tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái, thương mại quốc tế giảm kỷ lục (WTO dự báo giảm 32% trong trường hợp xấu nhất).
Nhìn từ bên ngoài, quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn. Doanh nghiệp, người lao động và người dân của Việt Nam nhạy bén, thích nghi tốt với sự thay đổi nhanh của công nghệ.
Đặc biệt, Việt Nam còn không gian chính sách cho những gói hỗ trợ bổ sung nếu bệnh dịch kéo dài. Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP ở mức cao (khoảng 25,4% cuối năm 2019) và nguồn lực này có thể được huy động cho đầu tư, tiêu dùng sắp tới.
Và quan trọng nhất là nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Trước mỗi khó khăn trong hàng nghìn năm lịch sử qua thì sự kiên cường và khả năng chống chịu của người Việt Nam chúng ta lại tăng thêm gấp bội. Đây là đòn bẩy quan trọng mà Chính phủ và toàn xã hội có thể thúc đẩy trong phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, trongmôi trường kinh tế toàn cầu và Việt Nam phụ thuộc lẫn nhau và còn bị ảnh hưởng rất sâu của dịch, sẽ rất khó tin nếu ai đó có thể đưa ra một dự báo chính xác về tăng trưởng kinh tế. Tất cả các biến số vẫn còn thường xuyên thay đổi. Hơn nữa ưu tiên số một vẫn là chặn đứng bệnh dịch và bảo vệ sức khoẻ người dân.
Thậm chí theo chuyên gia, nếu đặt nền kinh tế Việt Nam vào một kịch bản xấu nhất, tức là tăng trưởng âm, thì chúng ta sẽ buộc phải có tinh thần đủ mạnh để chủ động tìm ra tất cả giải pháp có thể khơi dậy lại động lực tăng trưởng. Với nỗ lực cao độ thì chúng ta hoàn toàn có thể đánh bật được những dự báo xu thế tiêu cực.
Theo GS.TS Nguyễn Đức Khương, một trong những bài học lớn nhất của COVID-19 là sức khoẻ, hạnh phúc của con người và tôn trọng hệ sinh thái thiên nhiên. “Việt Nam nên hướng đến duy trì sự ổn định vĩ mô, cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, và kiến tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn, thay vì tập trung vào con số tăng trưởng”, ông Khương nhấn mạnh.
COVID-19 là cú hích để thực hiện những cải cách mà trước đây chúng ta đã nghĩ đến và bây giờ trở nên cấp thiết. “Chúng ta cần đầu tư vào công nghệ, số hoá, phát triển con người, kết nối nguồn lực, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và pháp lý. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp phát triển năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do là con đường đi đến tăng trưởng cao trong dài hạn”, TS Khương nhấn mạnh.
Làm được những việc này mới giúp Việt Nam không bị thua thiệt trong hợp tác kinh tế, có định vị cao trong các chuỗi giá trị, và tiến gần với trình độ của các quốc gia phát triển.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 24/07/2020
11:00, 02/07/2020
11:32, 17/08/2020
06:18, 17/08/2020
11:00, 13/08/2020
06:00, 13/08/2020
04:00, 13/08/2020