Góp ý Dự thảo Đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam, VCCI cho rằng, cần cân nhắc xác định rõ vai trò của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương…
>> Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nghịch lý vận tải biển Việt Nam
Theo đó, trả lời Công văn số 8462/BGTVT-VT ngày 17/8/2022 của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị góp ý Dự thảo Đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam (Dự thảo Đề án), bên cạnh một số tồn tại về kết cấu của Dự thảo Đề án; các quy định hiện hành về vận tải biển;… Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, cần cân nhắc xác định rõ vai trò của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương.
Cụ thể, theo VCCI, Dự thảo Đề án có kết cấu tương đối hợp lý, với 3 phần (mở đầu, nội dung và kết luận, kiến nghị). Tuy nhiên, kết cấu phần Nội dung của Dự thảo có thể cần được cân nhắc thêm. Cụ thể, điểm I.8 Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020 đặt trong mục I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam dường như chưa phù hợp, bởi nội dung đánh giá việc triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp là khá rộng so với phạm vi của Dự thảo Đề án.
Do vậy, VCCI đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc đưa một số nội dung tại điểm I.8 vào các nội dung có liên quan của mục I, nội dung đầy đủ của mục này có thể đưa thành phụ lục của Đề án.
Bên cạnh đó, về các quy định hiện hành về vận tải biển, VCCI cho rằng, Dự thảo Đề án có trình bày các quy định hiện hành về vận tải biển (mục I.7), tuy nhiên, mới dừng ở việc giới thiệu rất sơ lược. Dự thảo Đề án hiện chỉ nêu vắn tắt “trong quá trình cập nhật, sửa đổi bổ sung một số các quy định, cho thấy có những quy định hiện không còn phù hợp với hoạt động hàng hải, không tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như các quy định về mua bán tàu biển, quy định về đăng kiểm tàu biển, quy định về hoa tiêu, tàu lai…”.
>>Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển
“Để tiếp tục hoàn thiện bản Dự thảo, đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc phân tích kỹ hơn về kết quả đạt được trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vận tải biển cho tới nay. Đồng thời, cần làm rõ được các vấn đề, bất cập của quy định hiện hành có thể đang gây trở ngại cho hoạt động và phát triển của đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam.
Một phương án khác là có thể tiến hành lồng ghép các phân tích về quy định pháp luật hiện hành trong các nội dung trong mục I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam, đó là trong các nội dung phân tích về hiện trạng đội tàu, thị phần vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và kết nối phương thức vận tải, nguồn nhân lực, công tác an ninh, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường”, VCCI góp ý.
Đáng nói, về giải pháp phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam, Dự thảo Đề án đã nêu khá toàn diện tại mục III Phần B. Nội dung.
Tuy nhiên, theo VCCI, hầu hết các giải pháp liên quan tới Bộ Giao thông vận tải. Vai trò của các Bộ, ngành khác trong việc triển khai Đề án này là khá mờ nhạt, dù đã nhắc tới Bộ Công Thương (khuyến khích chủ hàng thay đổi phương thức mua bán), Ngân hàng Nhà nước (cho phép vay ngoại tệ để đầu tư mua tàu biển đối với chủ tàu có tàu hoạt động quốc tế có doanh thu ngoại tệ), hoặc một số hiệp hội (vai trò đại diện, kết nối).
Trong khi, Dự thảo Đề án đã chỉ ra, rất nhiều vấn đề hiện nay khiến đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam chưa thể phát triển như kỳ vọng liên quan tới rất nhiều các bộ, ngành và chính quyền các địa phương, từ việc xây dựng chính sách, pháp luật cho tới phát triển hạ tầng và các dịch vụ có liên quan…
Do vậy, VCCI đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc xác định rõ vai trò của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương trong việc triển khai các giải pháp cụ thể, để đảm bảo tính khả thi của việc triển khai Đề án sau khi phê duyệt.
Cũng tại văn bản góp ý, bên cạnh những nội dung đã nêu, về kinh nghiệm của các nước, VCCI đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc tiến hành đánh giá mức độ phù hợp và khả năng áp dụng những chính sách đó tại Việt Nam. Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nội dung liên quan đến đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đội tàu biển quốc tế Việt Nam trong Dự thảo Đề án.
Có thể bạn quan tâm
Kiến nghị giảm thuế, phí tháo gỡ khó khăn cho vận tải biển
23:20, 21/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nghịch lý vận tải biển Việt Nam
15:21, 19/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm
11:00, 19/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển
04:00, 19/03/2022
Doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới
16:00, 17/02/2022
“Hãm phanh” cước vận tải biển cách nào?
03:45, 13/02/2022