Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thảo Hiền, Phương Hằng, Trang Anh, Thành Tuấn, Thanh Ngọc 18/10/2019 11:00

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" diễn ra chiều nay (18/10) tại trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Bắc Trung Bộ là địa bàn đặc biệt, có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế.

Bắc Trung Bộ là địa bàn đặc biệt, có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Vùng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, đảm bảo thống nhất quy hoạch các ngành, lĩnh vực, phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của các địa phương, việc thu hút các nhà đầu tư lớn đến với vùng đất Bắc Trung Bộ đang được các tỉnh đẩy mạnh triển khai nhằm mang lại cơ hội cho cả nhà đầu tư và sự phát triển của vùng đất Bắc Trung Bộ.

Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ cũng đang đứng trước một cơ hội lớn – cơ hội phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, với mô hình liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ, hướng vào ngành có lợi thế cạnh tranh và đưa xuất khẩu, dịch vụ, du lịch trở thành mũi nhọn…

Để phát huy hơn nữa lợi thế của khu vực, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng, giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và hướng đến tính hiệu quả lan tỏa đầu tư của vùng, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" vào lúc 14h00 – 17h00, Thứ Sáu, ngày 18/10/2019, tại tầng 7, trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức đã Trao Bằng khen của Chủ tịch VCCI cho các Doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển kinh tế Vùng Bắc Trung Bộ.

Tham dự chương trình, về phía Lãnh đạo Bộ ngành, Trung ương và địa phương có: Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương; Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Ban chuyên trách Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp; Ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế; Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị; Ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình; Ths Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch; Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương; Ông Vũ Đức Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Bùi Quang Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Vùng và Địa phương - Ban Kinh tế Trung ương; Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch; Ông Trần Công Hoà - Giám đốc Trung tâm thông tin, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp; Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Môi trưởng Biển và Hải đảo; Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Về phía Diễn giả có: Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế VCCI; ThS Nguyễn Thị Hoàng Điệp - Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch & Đầu tư; Ông Vũ Hoàng Giang - Viện Chiến lược Phát triển GTVT; Ông Lê Minh Nghĩa – Phó Giám đốc Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa; Ông Trịnh Hữu Hùng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Trị.

Diễn đàn cũng được đón nhận sự quan tâm từ phía các tổ chức, Hiệp hội đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước.

Về phía Ban tổ chức có: Ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; Ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

Diễn đàn cũng có sự tham dự của đại diện các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư các tỉnh, thành trong vùng Kinh tế Bắc Trung Bộ – các đơn vị được UBND các tỉnh, thành chỉ đạo phối hợp thực hiện chương trình.

Và đặc biệt, có sự hiện diện của 100 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành, trong đó có nhiều doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng Diễn đàn.

a

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" thu hút sự tham gia nhiều của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia và doanh nghiệp

LIÊN KẾT VÙNG TRONG KỶ NGUYÊN SIÊU KẾT NỐI

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ 4.0, hội nhập - là kỷ nguyên của siêu kết nối, nhưng chúng ta không kết nối nổi với nhau, khiến qua trình phát triển của chúng ta chầy chật trong những năm qua.

Để góp phần cải thiện thực trạng thiếu kết nối này, VCCI đã và đang thực hiện một loạt diễn đàn về kết nối vùng, trong đó đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm. “Suy cho cùng, liên kết có thành công hay không thể hiện ở việc doanh nghiệp có liên kết được với nhau hay không. Chúng ta có liên kết được toàn cầu hay không quan trọng ở việc chúng ta có liên kết được với nhau hay không”, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Theo đó, tại các diễn đàn này, doanh nghiệp đưa ra những hiến kế về phát triển kinh tế vùng, phát triển ngành và đưa ra chương trình hành động.

Thường chúng ta có Hội nghị xúc tiến đầu tư. Nhưng muốn phát triển phải bắt đầu từ chiến lược, quy hoạch định hướng phát triển, chỉ ra mô hình phát triển sau đó mới tới hoạt động xúc tiến”, Chủ tịch VCCI chia sẻ.

TS Vũ Tiến Lộc

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Khẳng định Chính phủ đã có Quyết định về quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ, tuy nhiên Chủ tịch VCCI cho rằng, nếu không có sự chung tay của các giới, trong đó vai trò nòng cốt của doanh nghiệp thì khó thành công!

Theo đó, Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ví Việt Nam như “cô gái đẹp”, TS.Vũ Tiến Lộc cho rằng, Vùng Bắc Trung Bộ như là bộ phận “cổ”. Mà cái gật hay lắc là quan trọng nhất.

Nhắc tới Bắc Trung Bộ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, đây là khu vực giàu có về văn hoá của đất nước, sở hữu nhiều kỳ quan không chỉ của Việt Nam mà của Thế giới.

Xét về vị thế địa chính trị, đây là điểm kết nối quan trọng, gắn kết Việt Nam với các nước như Lào hay Campuchia.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn cho rằng, hiện nay, khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Mặc dù đã có nhữnh dự án về công nghiệp như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án về nông nghiệp của TH True milk... với khoảng 40.000 doanh nghiệp, số hộ kinh doanh khoảng 300.000 hộ. Xét về dân số, vùng Bắc Trung Bộ chiếm 15% dân số cả nước nhưng số doanh nghiệp chỉ chiếm 5,5%, điều này thể hiện trình độ phát triển của doanh nghiệp khu vực này bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Đây chính là điểm nghẽn trong phát triển của vùng Bắc Trung Bộ.

“Thiếu doanh nhân là nguyên nhân của sự kém phát triển của kinh tế, điều này đúng ở mọi nền kinh tế”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Trước thực trạng đó, Chủ tịch VCCI cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đang mong muốn có một làn sóng cải cách lần thứ hai.

Bao nhiêu năm nay chúng ta tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Nhưng thể chế còn chồng chéo. Do đó, đây không còn là giai đoạn tháo gỡ mà là định hướng phát triển. Chính phủ cần dẫn dất, yểm trợ doanh nghiệp phát triển”, TS Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.

Nhắc tới mô hình của Nhật Bản, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, Chính phủ cần định hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực, gọi các doanh nghiệp tư nhân đến để phát triển các trọng tâm này. Bởi thực tế hiện nay, sự lúng túng của chúng ta với các mô hình kinh doanh mới là điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI đề xuất thành lập Hội đồng liên kết vùng. Theo đó, Hiệp hội các tỉnh, thành phố đã có liên kết với nhau và việc cần làm hiện nay là thành lập Hội đồng liên kết vùng. Hội đồng này sẽ định hướng chiến lược của hệ thống sinh thái vùng, hỗ trợ cho vùng phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, Chủ tịch VCCI cũng đưa ra gợi ý hằng năm Hội đồng liên kết vùng có thể tổ chức các Diễn đàn Kinh tế vùng.

Trong Diễn đàn kinh doanh vùng hàng năm bàn sâu về chính sách, các bài học trong kinh doanh, làm thế nào để các tỉnh có thể cải thiện chỉ số PCI. Hơn nữa, thời điểm này, không còn là thời của các tỉnh cạnh tranh, giành nhau từng dự án, mà dự án thu hút của tỉnh này sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của các tỉnh lân cận. Do đó, việc thành lập Hội đồng liên kết vùng sẽ giúp hỗ trợ vùng kinh tế Bắc Trung Bộ liên kết hơn, phát triển hơn”, Chủ tịch VCCI khẳng định.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị VCCI rà soát, đánh giá thực trạng chồng chéo luật và nghị định Việt Nam hiện nay. VCCI nhận thấy rằng, có rất nhiều xung đột pháp luật, đặc biệt nếu đi đến các địa phương sẽ gặp rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đất đai, xây dựng, bất động sản gặp những vấn đề rất phức tạp.

Ví dụ điển hình về xung đột về các bộ luật, thông tư như: Luật Nhà ở tại Điều 171.2: yêu cầu thêm các loại tài liệu ngoài các tài liệu quy định tại Luật Đầu tư trong Hồ sơ để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư tại Điều 33 quy định các tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và không có quy định về việc các văn bản pháp luật khác được quyền yêu cầu thêm tài liệu trong hồ sơ này…

Trong bối cảnh này, tôi cho rằng, hơn ai hết các doanh nghiệp, doanh nhân chính là những người hiểu rõ những vướng mắc trong pháp luật kinh doanh, những khó khăn của trong quá trình phát triển nên đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ giúp Đảng, Nhà nước nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn mà bản thân doanh nghiệp đang gặp phải”, Chủ tịch VCCI nói.

Đồng thời, tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI cùng đưa ra hai lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển là vấn đề chuyển đổ số và phát triển bền vững.

“Chuyển đổi số được xem là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là nền tảng của công nghệ trong thời điểm mới. Giám đốc Microsoft Việt Nam đã nói với tôi rằng: “Tất cả giao dịch trong quan hệ khách hàng, nội bộ của Microsoft bây giờ đã không cần đến giấy tờ, chỉ có khi làm việc với chính quyền mới cần thôi. Điều này cho thấy chúng ta chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số, nhất là các cấp chính quyền”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đánh giá về kết quả thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 1114?QĐ-TTG ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp - Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, về cơ bản vùng miền Trung chưa đạt các mục tiêu, phương hướng đề ra trong Quyết định số 1114/QĐ-TTg, mặc dù cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán các năm trong giai đoạn 2016-2018;

Kết cấu hạ tầng giai đoạn được quan tâm đầu tư một cách căn bản, cụ thể, vùng hiện có 9 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế; 14 nhóm cảng biển nước sâu, trong đó có 8 cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực và có 11/17 khu kinh tế ven biển của cả nước, đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa lớn của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế cho các vùng và địa phương khác.

Bà

Bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp - Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư

Đáng chú ý, bà Điệp cho biết, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bước đầu có sự phát triển lan tỏa sang các địa phương trong vùng và ngoài vùng.

Trong đó, ngành du lịch tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo trong Vùng được chú trọng,

Đặc biệt, tiểu vùng Bắc Trung bộ (tính từ Thanh Hóa đến Thừa-Thiên Huế) đóng góp 47% năm 2015 và 44,5% năm 2018 vào qui mô kinh tế vùng Miền Trung.

Tăng trưởng kinh tế tiểu vùng Bắc Trung Bộ tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn của vùng miền Trung và đạt 5,63% (vùng Duyên hải Miền Trung đạt 9,32%), đóng góp 53,3% vào tăng trưởng của vùng.

Cơ cấu ngành kinh tế của Vùng miền Trung chuyển dịch theo hướng hiện đại, chuyển dịch nhanh đối với nhóm ngành phi nông nghiệp trong đó ngành dịch vụ tăng trưởng với tốc độ nhanh và có chất lượng, đặc biệt là các ngành du lịch, vận tải, logistic, tài chính – ngân hàng, viễn thông. Tuy nhiên, mức biến động về cơ cấu kinh tế và biên độ thay đổi cơ cấu diễn ra vẫn còn chậm.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp nhận định, tiểu vùng Bắc Trung Bộ đóng góp nhiều trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Mặc dù vậy, tiểu vùng Bắc Trung Bộ thu nhập bình quân đầu người thấp hơn của vùng, năm 2018 đạt 42 triệu đồng/người”, bà Điệp cho biết.

Về đóng góp vào thu ngân sách nói chung, giai đoạn 2016-2018 vùng miền Trung có xu hướng giảm dần về tỷ trọng năm 2015 đóng góp khoảng 13,5% đến năm 2017 giảm xuống còn 12,2% và đến năm 2018 tăng lên 13,5%.

Hệ thống hạ tầng kết cấu nội vùng và liên vùng được tập trung đầu tư và có bước phát triển mới tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng như: cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng; đường Hồ Chí Minh (La Sơn – Túy Loan) đang hoàn thiện, Quốc lộ 1, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng biển Chân Mây - Lăng Cô...

Ngoài ra, một số dự án giao thông đô thị lớn của vùng cũng được tăng cường đầu tư như: TP Huế, TP Đà Nẵng, Hội An,.. 

Về tốc độ đô thị hóa, vùng miền Trung là vùng có tốc độ đô thị hóa chậm và thấp nhất trong 6 vùng KTXH, năm 2018 tốc độ đô thị hóa của vùng đạt 11,39%.

Mặc dù vậy, bà Điệp đánh giá, vẫn còn tồn tại một số định hướng quan trọng và khâu đột phá của vùng còn chậm được triển khai và đã bộc lộ những tồn tại, yếu ké, ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng phát triển cho giai đoạn sau.

Cụ thể, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, chưa cao. Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. "Mặc dù có nhiều công trình đã được huy động đầu tư từ ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng do xuất phát của nền kinh tế chưa hấp dẫn thu hút đầu tư nên vốn đầu tư xây dựng chưa đáp ứng đủ cho các mục tiêu phát triển đề ra" - bà Điệp phân tích.

Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỷ lệ lao động thất nghiệp của vùng vẫn ở mức cao so với cả nước, đặc biệt tại những địa phương có điều kiện phát triển như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định.

Bà Điệp cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng của vùng nói chung, vai trò của công nghiệp nói riêng còn yếu và thiếu bền vững, chưa có nhiều dự án sản xuất kinh doanh, dự án công nghiệp lơn, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiều địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, chưa rõ định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển ngành.

Bên cạnh đó, một số tỉnh/thành phố chưa xác định được ngành kinh tế biển dựa trên lợi thế so sánh của địa phương

Theo bà Điệp, yếu tố thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung và phát triển toàn vùng còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là thể chế phân cấp, quản lý kinh tế, thể chế liên kết vùng.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vài trò là hạt nhân tăng trưởng, đàu tàu dẫn dắt kinh tế. Thu ngân sách chưa bền vững, đặc biệt là thu từ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và thuế, phí chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nội địa”, bà Điệp nhấn mạnh.

Bà Điệp cũng chỉ ra, nguyên nhân vẫn còn những tồn tại yếu kém là do chất lượng, môi trường kinh doanh chưa cao, năng lực quản trị Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều địa phương còn yếu.

Các vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm nghèo bền vững, đồng bào dân tộc vùng cao, các gia đình chính sách, thế mạnh kinh tế biển và tiềm năng phát triển du lịch và cửa ngõ ra biển của các hành lang Đông - Tây chưa được khai thác tốt... cũng là những điểm đáng chú ý.

Trình độ đào tạo và kỹ năng của nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sắp tới của các ngành kinh tế, đặc biệt khu vực công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; Chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng còn khá lớn với kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng chưa đồng bộ cũng là những nguyên nhân khiến các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn gặp còn nhiều khó khăn”, bà Điệp cho biết.

a

Những đóng góp, chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Để phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ, bà Điệp chỉ ra 4 trụ cột chính là: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung nâng cấp tuyến giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng; Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển kết hợp với khai thác du lịch nhân văn - thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ, hình thành và phát triển các cluster về du lịch; Đẩy mạnh phát triển các KKT, KCN, trong đó tập trung phát triển cảng biển nước sâu tại KKT Vũng Áng và các dịch vụ logistic và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó phát triển ngư nghiệp, tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản...

Bên cạnh đó, bà Điệp cùng đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù, mang tính đột phá với vùng Bắc Trung Bộ mới; cơ chế điều phối Vùng theo hướng phải có thực quyền, hiệu lực và hiệu quả.

Để khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của vùng và các địa phương trong vùng, bà Điệp cho rằng, cần đổi mới tư duy, xác định các yếu tố bứt phá quan trọng để tập trung tối đa đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và địa phương trong giai đoạn 2021-2030. Đồng thời đẩy mạnh liên kết vùng, trong đó tăng cường liên kết nội vùng để phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng, các địa phương trong vùng.

Các địa phương trong vùng thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống người dân phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đồng thời cần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai, hạn hán”, bà Điệp nhấn mạnh. 

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Dung- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc tới câu châm ngôn “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Ông Nguyễn Dung khẳng định những thành công được tạo nên từ sự hợp tác, gắn kết và bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Ông

Ông Nguyễn Dung- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối với khu vực Bắc Trung Bộ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, với gần 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm khoảng 5,5% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước (cả nước hơn 730.000 doanh nghiệp).

Mặc dù số doanh nghiệp đang còn khiêm tốn so với cả nước nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này khá đa dạng, phong phú và nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới,… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực như dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ,...

“Vậy làm thế nào để kết nối doanh nghiệp trong việc khai thác một cách bền vững, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương?”, ông Dung đặt vấn đề.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất, đối với chính quyền các tỉnh Bắc Trung Bộ, trước hết giải quyết vấn đề về hạ tầng thông qua việc tiếp tục xúc tiến xây dựng hệ thống giao thông ven biển các tỉnh Bắc miền trung, phục vụ doanh nghiệp phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị ven biển.

Đồng thời, nâng cấp, phát triển mạng lưới logistics tại các cảng biển phục vụ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí”, ông Nguyễn Dung nhấn mạnh.

Đối với giải pháp về chính sách, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực Bắc miền Trung. Theo đó, mỗi tỉnh đề xuất 3-5 cụm ngành, sản phẩm mà địa phương có thế mạnh để tham gia cụm liên kết và kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản phẩm quốc gia theo ngành và lợi thế của vùng; tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, như phụ liệu ngành dệt may, ngành y tế, công nghệ thông tin, nông nghiệp....; Xây dựng cơ chế đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong các trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh trong vùng. Xây dựng chính sách hỗ trợ các sản phẩm khoa học công nghệ mang tính ứng dụng, đổi mới sáng tạo, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra, có tính thương mại cao.

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tua tuyến các điểm đến trong vùng. Xây dựng chính sách hỗ trợ miễn, giảm vé tham quan cho khách du lịch lựa chọn một lúc nhiều điểm đến trong vùng.

Đặc biệt, hình thành và duy trì Hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp” 6 tỉnh Bắc miền trung (mỗi năm 2 lần), đặc biệt là các doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt nhằm kịp thời phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để phát triển kinh tế vùng.

Về nguồn nhân lực, ông Nguyễn Dung nhấn mạnh, cần tăng cường hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ doanh nhân của khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện hình thành những doanh nhân có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; hình thành đội ngũ doanh nhân có tầm vóc, đủ khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hệ thống văn bản nhà nước; Chú trọng đào tạo phát triển nguồn lực công nghệ cao, hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử…

Đối với doanh nghiệp, ông Nguyễn Dung đề xuất, doanh nghiệp tích cực tham gia liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ để phát triển chuỗi cung ứng thông minh, chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Quan tâm cải tiến công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nâng cao nhận thức về vai trò của kinh doanh thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, hướng tới xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để tăng năng suất lao động, củng cố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chú trọng đổi mới quản trị doanh nghiệp. Đồng hành cùng chính quyền trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, phát hiện và phản ánh những hành vi tiêu cực, góp phần xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh minh bạch, hiệu quả.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, Tỉnh cam kết quyết tâm đổi mới, tạo ra những đột phá trong tư duy quản lý và phát triển trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tạo mọi điều kiện thông thoáng, minh bạch, xây dựng đầy đủ các thiết chế pháp lý, quy hoạch. Tập trung nguồn lực xây dựng một cách cơ bản các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính để các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc miền trung cùng phát triển”, ông Nguyễn Dung nhấn mạnh.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”, với sự điều phối của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cùng sự tham dự của ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế; ông Vũ Hoàng Giang - Viện Chiến lược Phát triển GTVT; ông Trần Đình Luân – Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản; bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương.

Phiên

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”

Ông Vũ Hoàng Giang, Viện Chiến lược Phát triển GTVT cho biết, khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, là cầu nối giữa các Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với miền Trung cũng như miền Nam. Khu vực có chiều dài đường biên giới đất liền khoảng 1.251,84 km và chiều dài đường bờ biển khoảng 632,04 km, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, trong đó có vai trò phát triển kinh tế biển.

Ông

Ông Vũ Hoàng Giang - Viện Chiến lược Phát triển GTVT

Về hiện trạng kết cấu hạ tầng GTVT vùng Bắc Trung Bộ cùng với các Vùng kinh tế và khu vực khác trong cả nước, ông Giang cho biết GTVT của khu vực Bắc Trung Bộ trong thời gian qua, được Chính phủ quan tâm định hướng phát triển một cách đồng bộ và hệ thống bằng việc phê duyệt các Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT, trong đó có các nhiệm vụ cụ thể phát triển GTVT của vùng và các tỉnh trong khu vực đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đây là các căn cứ quan trọng để định hướng cho công tác đầu tư, phát triển giao thông quốc gia và địa phương một cách đồng bộ và thống nhất.

Trong triển khai thực hiện, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực. Đến nay, Vùng Bắc Trung Bộ đã cơ bản hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ với đầy đủ các phương thức vận tải:

Về đường bộ (hệ thống quốc lộ): có 39 quốc lộ (trên 5.814 km, chiếm khoảng 23,64% so với toàn quốc), trong đó 2 trục dọc chính là QL1 và đường Hồ Chí Minh; 9 trục ngang chính (QL217, 47, 45, 7, 46, 8, 12A-B, 9, 49), ngoài ra có hệ thống đường ven biển và đường trục dọc phía Tây giáp viên giới Việt Nam với Lào (QL16).

Về đường biển: khu vực có 6 cảng biển (các tỉnh trong vùng đều có cảng biển,: trong đó có 4 cảng loại I (Nghi Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, TT. Huế), 2 cảng loại II (Quảng Bình, Quảng Trị).

Về đường sắt: Hình thành tuyến đường sắt Bắc - Nam qua vùng dài khoảng 624,2 km (chiếm khoảng 36,16% chiều dài toàn mạng).

Về hàng không: Toàn Vùng có 4 CHK, sân bay, trong đó có 1 CHK quốc tế (Phú Bài) và 3 CHK nội địa, sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới).

Về đường thủy nội địa: hệ thống sông có chung đặc điểm là không lớn, không liên kết thành mạng, độ dốc cao, ngắn, chảy từ Tây sang Đông, có một số sông khai thác vận tải chính như các sông Lèn, Mã (Thanh Hóa), sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh), sông Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn (Quảng Trị), Hương (TT. Huế); hệ thống cảng, bến sông hạn chế, đa số khai thác tự nhiên. Khả năng phát triển vận tải thủy nội địa thấp.

Giao thông địa phương: ngày một tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Quá trình phát triển đã giúp hình thành vùng Bắc Trung Bộ hình thànhhệ thống giao thông tương đối cơ bản hoàn thiện, mạng lưới đường bộ phân bố đều gồm các trục dọc, trục ngang, các cảng biển lớn đã phân bố hợp lý, các cảng hàng không đã được đầu tư nâng cấp và đáp ứng được một phần yêu cầu trong quá trình hội nhập của khu vực.

Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế chính sách về KCHT và vận tải đã cơ bản đảm các tiêu chí hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, ông Giang cũng cho biết rằng hệ thống giao thông của vùng phát triển chưa đồng bộ, tính kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông lớn trong khi các nguồn vốn từ ngân sách hạn chế; thiếu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển đường sắt, đường bộ và các đầu mối vận tải lớn. Vận tải đường bộ vẫn đảm nhận vai trò chủ yếu. Hệ thống cảng biển có năng lực thông qua lớn, tuy nhiên việc khai thác nguồn hàng hóa, hành khách còn gặp nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính vẫn còn những bất cập và chậm trễ (thủ tục thông quan, giao nhận, xếp dỡ…). Vận tải đường sắt còn hạn chế, thiếu kết nối, thiếu hạ tầng cũng như dịch vụ hỗ trợ”, ông Giang cho biết.

Về định hướng trong kết nối hạ tầng giao thông vận tải, ông Giang cho hay, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng chiến lược kết nối cơ sở hạ tầng trên cơsở tăng cường kết nối giữa hệ thống giao thông của vùng với hệ thống giao thông cả nước và quốc tế nhằm giảm chi phí vận tải, phát huy hiệu quả các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư, đặc biệt là các dự án có tính chất động lực, tác động lan tỏa của khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi; phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải; Tăng thị phần hàng hóa, hành khách đường sắt, đường biển và hàng không, giảm thị phần vận tải đường bộ.

Bên cạnh đó, hình thành mạng lưới cao tốc khu vực miền Trung theo quy hoạch, xây dựng các nút giao kết nối giữa các cao tốc và các khu kinh tế động lực của địa phương, các cảng biển; Nâng cấp, mở rộng, cải tạo các tuyến trục ngang chính vừa mang tính kết nối quốc tế, kết nối vùng và kết nối liên tỉnh; Nối thông các quốc lộ còn bị gián đoạn, triển khai xây dựng thêm một số tuyến liên tỉnh tại các khu vực kết nối hạn chế, phải đi đường vòng, mật độ liên thông thấp; Xây dựng, cải tạo các cầu đường bộ, cầu đường sắt hạn chế tải trọng, cầu, hầm không đồng bộ quy mô của đường, các cầu có tĩnh không hạn chế trên hệ thống đường thủy nội địa của vùng; Xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển, tăng cường đầu tư, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường bộ kết nối vào các cảng biển, cảng đường thủy nội địa.

Đặc biệt, nâng cấp các cảng hàng không theo quy hoạch, đảm bảo nâng cao năng lực công suất; nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sắt hiện có, nghiên cứu một số tuyến đường sắt mới có tính kết nối vùng. Nghiên cứu xây dựng hệ thống các cảng cạn ICD và phát triển các trung tâm Logistics trong vùng.

Đồng thời, ông Giang cho biết, thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị Quốc hội và Chính phủ ưu tiên nguồn kinh phí cho đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về kết nối giao thông của vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời tạo cơ hội phát triển chuỗi đô thị ven biển trên cơ sở xây dựng và phát triển các thành phố ven biển trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng địa phương.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải mong muốn Quốc hội và Chính phủ bố trí nguồn vốn nâng cấp các đường hành lang Đông - Tây để tăng tính kết nối các cảng biển với khu vực cửa khẩu quốc tế với Lào cũng như các nước khác như Thái, Myanma. Và vào khai thác tuyến vận tải ven biển từ các địa phương trong khu vực đi đến các cảng sông, cảng biển trên toàn quốc nhằm hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường sắt; Nhanh chóng đầu tư xây dựng các trung tâm logistic, ICD và các trung tâm vận tải hành khách tại các đầu mối trong khu vực (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa thiên – Huế).

Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, định hướng phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua gồm 6 tỉnh. Trong những năm gần đây, phát triển của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước tốc độ tăng khá cao, tuy nhiên tăng trưởng công nghiệp trong vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua chỉ mới tập trung ở 1 số tỉnh, không đồng đều.

Bà

Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương

Cụ thể, tỉnh Thanh hóa và Hà tĩnh phát triển vượt bậc và đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp vùng nói chung và cả nước nói riêng trong 2, 3 năm gần đây nhờ các dự án lớn nổi lên nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy thép Formosa…

Tại hai tỉnh này, những dự án lớn đã kéo sản xuất công nghiệp lên cao và đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp cả nước.

Bên cạnh các tỉnh có dự án công nghiệp lớn, thu hút lực lượng lao động, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh, trong vùng có các tỉnh có sự phát triển công nghiệp thấp hơn mức chung cả nước như Quảng Bình, Quảng Trị ít khi có dự án lớn để lôi kéo và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp.

Bà Hiền cho biết, với định hướng trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực miền Trung đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Theo đó, chỉ rõ định hướng phát triển quy hoạch vùng, tập trung vào các nội dung chính.

Đầu tiên, tập trung vào các ngành thế mạnh của vùng: Công nghiệp chế biến thủy sản; thép, luyện kim, phát triển hóa dầu; Công nghiệp thép, xi măng.

Xoay quanh những ngành này, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng đã có định hướng phát triển các nhà máy vệ tinh, phát triển những doanh nghiệp chế biến thép, chế biến liên quan đến hóa dầu.

Tiếp theo là phát triển không gian công nghiệp đi theo dọc các tuyến hành lang ven biển như Thanh Hóa là lọc hóa dầu. Nghệ An có cảng, cơ khí; hay Quảng Bình Quảng trị phát triển nhà máy luyện kim…

“Hiện nay Bộ Công Thương đã công bố quy hoạch rộng rãi, định hướng rõ ràng. Qua đó, Sở Công Thương và các tỉnh phối hợp xây dựng định hướng tập trung thu hút đầu tư theo các định hướng nêu trên – bà Hiền thông tin thêm.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Trần Đình Luân – Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, hiện nay, sản lượng thuỷ sản vùng Bắc Trung bộ chỉ chiếm 1-3% tổng sản lượng hơn 4 triệu tấn thuỷ sản nuôi của cả nước. Cùng với đó, số lượng tàu khai thác chủ yếu là tàu khai thác gần bờ. Do đó, ứng dụng khoa học công nghệ nuôi trồng thuỷ sản là mục tiêu mà các địa phương trong vùng cần hướng tới.

Ông

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản

Theo đó, lấy ví dụ về mô hình nuôi tôm trên cát, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, vùng Bắc Trung bộ trước đây được nói nhiều đến nắng gió, những năm gần đây đang khắc phục bằng việc phát triển nuôi tôm trên cát rất tốt.

“Mô hình nuôi tôm trên cát có thể phát triển thành vùng an toàn sinh học, đây là định hướng các tỉnh Bắc Trung Bộ đang phát triển nhưng hiện còn mang tính nhỏ lẻ. Nếu phát triển được 15-20ha diện tích nuôi tôm trên cát như mô hình của Hà Tĩnh đang làm thì vùng Bắc Trung Bộ sẽ phát triển mạnh mẽ được nuôi trồng thuỷ sản”, ông Trần Đình Luân khẳng định

Đồng thời, theo ông Luân, phát triển kinh tế biển cần có doanh nghiệp dẫn dắt với việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và nuôi trồng.

“Chúng tôi đang trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch về kinh tế biển giai đoạn 2020-2045, trong đó, tăng cường khai thác tiềm năng biển bằng nuôi biển”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết.

Theo đó, hiện nuôi trồng ven biển đang gây ô nhiễm lớn. Do đó, đề nghị mỗi địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi khơi, để không còn câu chuyện trợ giúp bà con sau mỗi trận bão.

“Phải có doanh nghiệp trong đầu tư nuôi biển. Địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ cần những cơ chế hỗ trợ chuyển hướng từ khai thác biển sang nuôi biển, giảm áp lực cho khai thác”, ông Trần Đình Luân khẳng định.

Cùng với đó, với vấn đề khai thác ven bờ, cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư hướng cho khai thác xa bờ, nuôi biển, chế biến thuỷ sản gắn với ngành Công Thương.

Chia sẻ quan điểm về phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết,phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, 6 địa phương đã ban hành kế hoạch hành động. Sau 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ đã tăng trưởng mức khá, khoảng 16%. Tổng số lượng khách năm 2017 là 25,5 triệu lượt, tuy nhiên tỉ lệ khách quốc tế đến khu vực này không được sôi động.

bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Chỉ ra những điểm nghẽn của phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, bà Hương cho biết, thứ nhất, điểm nghẽn nằm ở sự chồng lấn quy hoạch các ngành.

Theo đó, khi chúng ta xác định phát triển du lịch là hướng ưu tiên thì cần tập trung vào mục tiêu này. Thực tế, các quy hoạch phát triển du lịch của các địa phương chưa liên kết, thậm chí mâu thuẫn.

Một số địa phương đặt ưu tiên cả du lịch và công nghiệp khiến đầu tư vào từng lĩnh vực ảnh hưởng lớn. Nếu chúng ta ưu tiên phát triển du lịch thì các khu công nghiệp phải vào sâu bên trong. Thời gian qua, một số vấn đề liên quan ô nhiễm môi trường ven biển là hậu quả đã thấy. Việc giải quyết hậu quả này tốn kém và mất nguồn lực xã hội”, bà Hương nhấn mạnh.

Thứ hai, chồng lấn quy hoạch các địa phương. Theo đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá, xây dựng thương hiệu du lịch mỗi địa phương còn mạnh ai người ấy làm.

“Nguồn lực ít nhưng lại không liên kết được nên không phát huy được sức mạnh tập thể”, bà Hương đánh giá.

Đặc biệt, nhắc tới hạn chế về sản phẩm, dịch vụ du lịch vùng Bắc Trung Bộ, bà Hương cho biết, du lịch khu vực này mang tính mùa vụ lớn, ở các tỉnh phát triển du lịch như Thanh Hoá, Quảng Bình bị ảnh hưởng lớn do yếu tố thời tiết.

Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là hạn chế trong phát triển du lịch ở các địa phương của vùng, như khu du lịch tại Sầm Sơn, Thiên Cầm đã nảy sinh vấn đề ô niễm môi trường.

Do đó, đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ, đại diện Tổng cục Du lịch đề xuất tăng cường quảng bá xúc tiến, đa dạng nâng cao các sản phẩm để thu hút khách quốc tế.

Hiện chỉ có cảng Chân Mây đón được tàu khách du lịch, chỉ có 2 sân bay quốc tế nhưng lại hạn chế về đường bay quốc tế, do đó cần sự phối hợp vào cuộc của ngành GTVT”, bà Hương nhấn mạnh.

Đồng thời, bà Hương cho rằng, cần khắc phục vấn đề sản phẩm, cần tăng cường sản phẩm du lịch văn hoá. “Muốn kéo dài thời vụ du lịch phải tích cực hơn xây dựng các hoạt động du lịch bên lề, các lễ hội… đây cũng là điểm kém thu hút các nhà đầu tư chiến lược”, bà Hương nhấn mạnh.

Đặc biệt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh giải pháp tăng cường hạ tầng kết nối các khu du lịch, nên ưu tiên các hạ tầng đến các khu du lịch quốc gia, sau đó mới đến khu du lịch địa phương; Bố trí thêm kinh phí cho công tác quảng bá xúc tiến, liên kết như mô hình của Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam thông qua kết nối quảng bá số; Có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch vùng.

Tại phiên thảo luận này, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, thật ra giữa các tỉnh không phải không có liên kết mà liên kết chưa được hiệu quả, chắc chắn.

Vấn đề liên kết vùng là câu chuyện không hề đơn giản, bởi liên kết giữa sở khác nhau trong huyện đã khó lắm rồi chứ chưa nói đến việc liên kết giữa các tỉnh”, ông Dung chia sẻ.

Để quá trình liên kết vùng diễn ra hiệu quả, ông Dung đưa ra đề nghị các doanh nghiệp lớn chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhỏ trong cùng lĩnh vực.

Trả lời câu hỏi làm thế nào để liên kết vùng hiệu quả, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đây là vấn đề mà tỉnh rất trăn trở.

Ông

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Theo quan điểm tôi thì việc liên kết vùng và kinh tế vùng mới chỉ dừng lại ở Nghị quyết và chủ trương thôi, còn đi vào thực thi thì vô cùng tự phát, chưa có cơ chế hiệu quả”, ông Quang nhìn nhận.

Để vấn đề liên kết vùng hiệu quả, ông Quang đưa ra 2 giải pháp: Thứ nhất, đó chính là sự liên kết của các tỉnh trong vùng. Thứ hai, Nhà nước phải là nơi định hướng cho việc quy hoạch liên kết vùng.

Tham gia đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận này, ông Nguyễn Thế Hưng, Giám đốc khu vực phía Bắc của Công ty TNHH Atalink cho rằng, có một số vấn đề Bắc Trung Bộ cần giải quyết cụ thể hơn như trong việc xây dựng cơ chế đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đang rất khó khăn, các doanh nghiệp chưa hỗ trợ được lẫn nhau. 

Ông

Ông Nguyễn Thế Hưng, Giám đốc khu vực phía Bắc của Công ty TNHH Atalink

Thực tế, ông Hưng cho biết, khi thực hiện trao đổi công việc với Hiệp hội tỉnh Vĩnh Phúc, được biết họ vẫn có điều khó như kinh phí tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp không có kết nối sau các buổi xúc tiến thương mại. “Do đó, chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ xây dựng mạng lưới kết nối thành chuỗi cung ứng".

Từ thực tiễn đó, ông Hưng đề nghị, chính quyền các tỉnh Bắc Trung Bộ có nhu cầu, doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn mong muốn được hỗ trợ xây dựng kết nối số.

Ông Dung đã hoan nghênh ý kiến của doanh nghiệp và cho biết kết nối 4.0 là điều nên làm và cho biết, hiện nay Huế đã có cơ sở hạ tầng và trung tâm điều hành đô thị thông minh qua các giải pháp công nghệ. Các doanh nghiệp và các đơn vị có thể cùng đồng hành cùng chính quyền cộng tác để tạo nên chuỗi liên kết dễ dàng hơn.

HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ

a

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”

Với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”, Phiên thảo luận thứ hai được điều phối bởi ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, cùng sự tham gia của ông Lê Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa; ông Trần Hữu Hùng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị; ông Nguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh.

Trước khi bắt đầu Phiên thảo luận thứ hai này, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết về môi trường đầu tư Quảng Bình hiện nay.

Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.000 km2, với 90 vạn dân, nằm trên địa hình đa dạng, có núi, đồng bằng, bờ biển dài 116 km; nằm giữa khu vực Bắc Trung Bộ có vị trí chiến lược quan trọng trên hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây.

Quảng Bình là cửa ngõ phía Đông thông ra biển của vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar; có hệ thống giao thông khá thuận lợi và đồng bộ gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cảng biển Hòn La; Cửa khẩu quốc tế Cha Lo… thuận lợi để đẩy mạnh phát triển, hợp tác kinh tế, thương mại, dịch vụ, đặc biệt với các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Tỉnh Quảng Bình có hai Khu kinh tế: Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo là cửa khẩu quốc tế trọng điểm Việt Nam - Lào với kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tỷ USD/năm, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ khu vực Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mê Kông; Khu kinh tế biển Hòn La nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh, ông Giang cho biết Quảng Bình đã từng bước vượt khó đi lên với những kết quả bước đầu: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 7%, tỷ trọng công nghiệp 27%, dịch vụ 55%; du lịch có bước phát triển vượt bậc, hằng năm đón 4,5 đến 5 triệu lượt khách du lịch.

Tuy nhiên, ông Quang khẳng định, tiềm năng lợi thế của tỉnh vẫn chưa được khai thác hết để trở thành nguồn lực cho phát triển; tốc độ tăng trưởng và quy mô kinh tế còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Việc tham gia liên kết vùng còn hạn chế, nhất là giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực Bắc Trung Bộ, các vùng kinh tế trọng điểm.

Trong thời gian qua, Quảng Bình không chỉ tạo ưu thế khác biệt nhờ hạ tầng “cứng”, nhờ tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý nói trên, mà còn chú trọng ở yếu tố hạ tầng “mềm”.

Theo đó, việc xác định được thế mạnh riêng khác biệt và tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút nhà đầu tư đến với địa phương. Chính sách thu hút đầu tư tỉnh Quảng Bình đã chuyển sang chú trọng về chất, có chọn lọc, đặc biệt là ở các lĩnh vực quan trọng như du lịch - dịch vụ, công nghệ cao, năng lượng tái tạo….

Về chính sách thu hút đầu tư, ông Quang khẳng định tỉnh thường xuyên điều chỉnh chính sách ưu đãi và hỗ trợ phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật mới ban hành, đảm bảo doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ cao nhất trong khuôn khổ pháp luật.

Về cải cách thủ tục hành chính, ông Quang cho biết, tỉnh đã thực hiện đầy đủ, nhất quán những cải cách quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư theo hướng một đầu mối về thủ tục, cắt giảm tối thiểu 20 - 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách TTHC; xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành liên quan trong thực hiện TTHC”; tạo thuận lợi để các dự án mới đi vào hoạt động cũng như thực hiện đúng các cam kết với nhà đầu tư; Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh đi vào hoạt động là một bước tiến để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính

Hàng quý, tỉnh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp theo chuyên đề nhằm trao đổi, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp để kịp thời nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện tối đã cho các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án theo đúng tiến độ.

Về công tác cán bộ, ông Quang cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 về trách nhiệm và xử  lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, trách nhiệm, tận tâm, tận lực với công việc, có tư duy đổi mới, năng động sáng tạo, nhất là người đứng đầu các ngành, lĩnh vực quan trọng; hướng mạnh tới việc xây dựng chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.

Với mục tiêu hướng tới cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thực hiện đạt hiệu quả cao nhất công tác giải quyết hành chính cho người dân, các tổ chức và doanh nghiệp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung trong thời gian tới, ông Quang đưa ra một số đề xuất, giải pháp đột phá quan trọng sau:

Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch: Công khai các quy hoạch, kế hoạch, dự án, các dữ liệu nhằm tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tiếp cận thông tin và cơ hội đầu tư; thực hiện các quy hoạch vùng, mở rộng liên kết vùng và khu vực để phát huy được tiềm năng, thế mạnh cũng như huy động nguồn lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Hai là, thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư: Phối hợp các các tỉnh trong vùng Bắc

Trung Bộ tích cực vận động, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tiếp xúc với các nhà đầu tư có tiềm năng, đưa các thông tin quảng bá về tiềm năng và thế mạnh của vùng, tỉnh lên các phương tiện, kênh thông tin có uy tín đặc biệt là tiềm năng về phát triển du lịch và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ cao, năng lượng tái tạo nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo động lực nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư: Các tỉnh cần phối hợp xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chung, đồng bộ cho toàn vùng trong đó cần xác định rõ và tập trung cho các điểm hạt nhân để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết chấp thuận một số cơ chế chính sách thúc đẩy sự phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung. Điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế của từng tỉnh nhằm chia sẻ, giải quyết khó khăn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế chính sách của Trung ương: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện tham mưu điều chỉnh Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2017 Quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các Luật có liên quan và thực tế trong quá trình triển khai nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Năm là, cùng với các tỉnh trong vùng khắc phục và cải thiện để nâng cao những chỉ số thành phần còn thấp và tăng điểm trong năm 2019,...phấn đấu nâng cao chỉ số PCI của các tỉnh lên mức xếp vào nhóm có thứ hạng khá và tốt của cả nước nhằm tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp với phương châm “Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp phát triển”

Sáu là, đầu tư cơ sở hạ tầng: Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, đầu tư công thắt chặt, kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải cùng với Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung phối hợp cùng các địa phương, các bộ ngành khác rà soát quy hoạch chiến lược hệ thống hạ tầng của Vùng; xây dựng cơ chế điều phối Vùng trong việc đầu tư nâng cấp các cảng hàng không (sớm đưa cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế), cảng biển, cảng đường thủy nội địa và giao thông kết nối Vùng nhằm tránh phân tán nguồn lực (kể cả kêu gọi đầu tư tư nhân) và gắn kết giữa cảng biển với hệ thống tổ chức logistics, các khu công nghiệp trong Vùng.

Bên cạnh đó, cần ưu tiên xây dựng các tuyến đường cao tốc liên vùng, tuyến đường ven biển xuyên suốt toàn vùng, gắn với con đường này sẽ quy hoạch xây dựng hệ thống khu nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí cao cấp, đô thị ven biển gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển trước các tác động của biến đổi khí hậu để thúc đẩy thu hút đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch bền vững tại các tỉnh.

Dẫn dắt phiên thảo luận thứu hai, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, về cải cách thủ tục hành chính, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần đi sớm hơn, đi nhanh hơn so với các khu vực khác. Nếu thủ tục hành chính vẫn ngang Bắc Ninh, Đồng Nai… thì khác biệt sẽ không lớn.

Bức tranh chỉ số PCI của các tỉnh Bắc Trung Bộ, ông Tuấn nhận định, khu vực này nằm ở vị trí không thấp, không cao nhưng xu hướng chung là có cải thiện chỉ số PCI.

Khi so sánh trong giai đoạn khoảng 3-4 năm về trước, nhìn chung, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đều có sự thay đổi tốt về chỉ số PCI. Mặc dù vậy, sự khác biệt giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ là không lớn, đặc biệt là khi so sánh với các vùng khác được đánh giá tốt như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và với các vùng thấp điểm.

Do đó, Bắc Trung Bộ chưa phải vùng nổi bật về môi trường kinh doanh thuận lợi. “Vùng này là vùng nằm ở khu vực không cao, không thấp, không nổi bật khi tỉnh có chỉ số PCI cao nhất trong vùng lại thấp điểm nhất trong các tỉnh nhóm đầu, và tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất lại nằm top cao trong số tỉnh thuộc nhóm dưới. Chính vì vậy, vùng Bắc Trung Bộ chỉ nằm giữa trong xếp hạng PCI cả nước trong một số năm gần đây”, ông Tuấn đánh giá.

Đánh giá cụ thể về các tiêu chí, ông Tuấn cho biết, một số xu hướng tích cực của khu vực Bắc Trung Bộ là đa phần thủ tục gia nhập thị trường tốt nhưng chưa đủ. Điểm số gia nhập thị trường cao nhất so với cả nước, tuy nhiên, Trưởng ban Pháp chế VCCI lưu ý, một số tỉnh vẫn cho rằng cấp giấy phép kinh doanh nhanh là có ưu thế nhưng dưới con mắt nhà đầu tư, họ đánh giá kỹ hơn về những thủ tục khác sau khi có giấy phép kinh doanh.

Bên cạnh đó, vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá tương đối khát khao các nhà đầu tư, các chỉ số tiếp cận đất đai tốt và là chỉ số được cải thiện nhất trong năm qua xét trong tương quan vùng. Bên cạnh đó, tiếp cận thông tin tương đối thuận lợi; Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh hoạt động tương đối tích cực.

Theo ông Tuấn, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ khá tốt với các doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động tại tỉnh. Nhưng các nhà cung cấp tư nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ còn ít do thị trường còn nhỏ.

Chất lượng nguồn nhân lực tốt và là khu vực cung cấp nguồn nhân lực cho các vùng Kinh tế trọng điểm như Hà Nội và TP HCM.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, vẫn còn một số điểm cần cải thiện bao gồm, thủ tục hành chính chưa thuận lợi; Thanh kiểm tra còn nhiều.

Đáng chú ý, chi phí không chính thức của khu vực Bắc Trung Bộ là cao nhất nếu xét theo vùng và đang có xu hướng tệ đi so với vùng khác. 61% doanh nghiệp có định kiến về nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính.

Mặt khác, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng khi vẫn tồn tại chênh lệch giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân hoặc khối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp quen biết.

"Tính năng động sáng tạo chưa phải thương hiệu vùng. Đặc biệt, doanh nghiệp tỉnh có sáng kiến hay, chủ trương tốt nhưng chưa thực hiện tốt ở cấp Sở, ngành" - ông Tuấn nhấn mạnh. 

Nói về những trở ngại trong liên kết, phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, ông Lê Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Tỉnh Thanh Hoá cho biết, mỗi địa phương quy hoạch phát triển chưa có sự trao đổi với nhau. Pháp lý cũng không có sự ràng buộc về việc mỗi địa phương đưa ra một quy hoạch nào của tỉnh cần đặt trong liên kết vùng.

Ông

Ông Lê Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Tỉnh Thanh Hoá

Cùng với đó, bất cập còn nằm ở vấn đề phân bổ nguồn lực. “Chúng ta có cả quy hoạch phát triển vùng nhưng khi phân bổ nguồn lực lại không theo đó. Ví dụ, đầu tư công lại phân bổ theo diện tích, dân số, thu ngân sách… của mỗi tỉnh để phân bổ nguồn lực. Do đó, không ăn khớp với chủ trương phát triển liên kết vùng ban đầu”, ông Nghĩa phân tích.

Cùng với đó, sự đầu tư của các doanh nghiệp giữa các tỉnh trong vùng cũng không có, các doanh nghiệp từ tỉnh nọ sang tỉnh kia đầu tư còn hạn chế.

“Hiện chỉ có các Tập đoàn phát triển mang tính quốc gia như Vingroup, Sungroup mà không có doanh nghiệp đầu tư mang tính vùng, đầu tư từ địa phương này sang địa phương khác”, ông Nghĩa cho biết.

Do đó, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Tỉnh Thanh Hoá cho rằng, đi đầu phải là thể chế để thúc đẩy liên kết phát triển khu vực này. “Cần có nghị quyết chung cho cả vùng tập trung phát triển hạ tầng du lịch gắn với đô thị, phát triển khu công nghiệp gắn với khu đô thị, phát triển vận tải biển gắn với logistics. Đồng thời phát triển thuỷ sản gắn với du lịch”, ông Nghĩa nói.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông đường biển, đường bộ với các cao tốc, giúp phát huy các cảng nước sâu,… bởi đây là tiềm năng của vùng.

Với lợi thế bờ biển dài, ông Lê Minh Nghĩa cho biết, vùng Bắc Trung Bộ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Do đó, cũng đã đến lúc các tỉnh cần sớm ngồi lại, bàn thảo trao đổi thông tin giữa các tỉnh, tạo điều kiện vừa phát triển, thu hút vừa kiểm soát đầu tư.

“Hiện làn sóng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào du lịch ven biển là rất lớn, hiện đã có nhà đầu tư mua cổ phần phần vốn góp của doanh nghiệp Việt với nhiều điểm khó quản lý, kiểm soát vì chủ trương của chúng ta đang là hạn chế đầu tư “núp bóng”. Đây là thách thức với các địa phương trong thời gian tới”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận này, ông Trần Hữu Hùng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho rằng, chỉ số PCI các tỉnh là đầu mối quan trọng để doanh nghiệp quyết định xem họ có đầu tư vào địa phương không? “Nên vấn đề đặt ra là làm sao có chỉ số PCI cao như vậy để truyền tải cho địa phương, để cùng nhau phát triển”, ông Hùng chia sẻ.

Ông

Ông Trần Hữu Hùng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Trị

Thêm vào đó, ông Hùng cũng nêu vấn đề phát triển các ngành kinh tế chính tại khu vực như du lịch, kinh tế rừng… “Khu vực này có lợi thế lớn là hành lang kinh tế Đông Tây, bởi hành lang kinh tế này đi qua 6 tỉnh, thêm vào đó có nhiều cửa khẩu kết nối nhưng việc tận dụng các hành lang kinh tế này vẫn chưa được đề cập”, ông Hùng cho biết.

Để quá trình liên kết vùng diễn ra hiệu quả, ông Hùng cho rằng, vấn đề phát triển logistics phải được thúc đẩy phát triển.

Nói tóm lại chưa có cơ chế cho ngành, địa phương để phát triển logistics. Hiện tại chúng ta chưa làm được do thiếu các yếu tố liên quan đến cơ chế, chính sách, con người, hạ tầng" - ông Hùng nhấn mạnh.

Cụ thể, về vấn đề con người, nhân sự cho ngành này cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi Đại học Giao thông Vận tải mới được dạy bộ môn logistics được 3 năm nay. Còn yếu tố hạ tầng thì hạ tầng logistics sẽ gắn liền với hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông hiện tại có đường sắt, đường thuỷ và đường bộ”, ông Hùng cho biết.

Theo quan điểm của ông Hùng, vùng Bắc Trung bộ cần có Trung tâm điều phối logistics.

“Để liên kết vùng hiệu quả, từng tỉnh phải xây dựng được trung tâm điều phối logictics và các tỉnh khác phải kết nối các trung tâm logistics này với nhau để có sự kết nối hiệu quả”, ông Hùng đề xuất.

Đóng góp quan điểm tại Phiên thảo luận, ông Nguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, những người có trái tim sắt mới làm được du lịch miền Trung.

Ông

ÔngNguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh

Theo ông Trình, kinh tế tư nhân tại khu vực miền Trung, cụ thể là vùng Bắc Trung Bộ có thể ví như du kích thời xưa. Doanh nghiệp miền Trung đang cần chiến lược của Đảng, nhà nước và của tỉnh. Hiện tại các chính sách của các cơ quan nhà nước đa số tập trung ưu tiên hơn vào các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mà quên đi các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa cơ bản hoặc các hộ kinh tế cá thể.

Như vậy, cơ hội để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa khó có cơ hội phát triển, do cơ bản không tiếp cận được nhiều chính sách.

Tuy nhiên, ông Trình cũng cho biết thêm, các Hiệp hội Doanh nhân trẻ đã tự tổ chức các buổi hội thảo mời đại diện Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh về nói chuyện với các doanh nhân trẻ về chính sách của Đảng, của tỉnh. Nhờ vậy, các doanh nhân nhỏ mới tiếp cận và biết đến các chính sách của tỉnh.

“Hay trong khía cạnh liên kết, các hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp cũng tự liên kết với nhau, tạo thành một cộng đồng doanh nghiệp kết nối các tỉnh, cùng hỗ trợ nhau để kích thích đưa kinh tế tư nhân vùng phát triển lên”, ông Trình cho biết.

Do vậy, ông Trình đề nghị, các doanh nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang rất cần đào tạo đội ngũ doanh nhân. Đa số các doanh nhân trẻ của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa rất ít được đào tạo về công tác quản trị doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nhân đang rất ngại "ngồi" ở hội thảo. “Do vậy, rất cần công tác tuyên truyền để ngày càng nhiều doanh nhân trẻ tham dự hội thảo, từ đó tiếp cận nguồn kiến thức, tạo động lực phát triển”, ông Trình kiến nghị.

Về vấn đề phát triển du lịch, theo ông Trình, có thể lấy điểm nhấn du lịch mỗi tỉnh như quần thể di tích Cố đô Huế hay các hang động của Quảng Bình để tuyên truyền quảng bá, cho người dân và lãnh đạo các cấp biết về du lịch của cả vùng.

"Cộng đồng doanh nghiệp trẻ khu vực Bắc Trung Bộ đang mong muốn có chính sách, góp ý hỗ trợ để khối doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nhiều chính sách hơn" - ông Trình bày tỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO