Vấn đề “chủng tộc” tại Mỹ nhìn từ cái chết của George Floyd

Diendandoanhnghiep.vn Khái niệm “chủng tộc” thấm vào mọi khía cạnh của xã hội Mỹ và phân biệt chủng tộc là “tội lỗi nguyên thủy” của Mỹ, DNA của họ là sự đan xen giữa văn hóa và thể chế. Liệu nước Mỹ có thể thay đổi?

George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi đã bị giết tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Ảnh AFP.

George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi đã bị giết tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Ảnh AFP.

Rất có thể là không! Đã hơn năm mươi năm sau vụ sát hại Tiến sĩ Martin Luther King Jr (ngày 4/4/1968), một nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc, sự phân biệt đối xử và ranh giới giữa “đen và trắng” vẫn còn tiếp diễn. Tất cả được biểu hiện từ các vụ nổ súng của cảnh sát vào người da đen và mới đây nhất là việc “bóp chết” một George Floyd không vũ trang. Di sản của sự bất công trong xã hội Mỹ vẫn được giữ nguyên kể cả việc thời gian đã trôi qua hàng nửa thế kỷ.

Năm 2018, vào ngày giỗ tròn 50 năm của Luther King, Saheed Vassell, một người đàn ông da đen 34 tuổi cũng “không vũ trang”, đã bị bắn chết bởi bốn sĩ quan cảnh sát của Sở cảnh sát New York, ba người trong số đó không mặc đồng phục, không ai đeo ảnh thẻ, 10 viên đạn đã được xả vào người của Vasell khi người đàn ông này được cho là cầm hung khí chống lại cảnh sát.

Theo thống kê từ các phương tiện truyền thông Mỹ, hầu hết các vụ xả súng của cảnh sát Mỹ xảy ra sau khi cơ quan thực thi pháp luật nước này “phản ứng” với các hành vi phạm tội hoặc chống lại người thi hành công vụ. Và đa phần trong số đó là những người da đen không vũ trang.

Tờ Washington Post đã từng báo cáo rằng, hàng tháng tại nước Mỹ, đều có các vụ sát hại người da đen từ cảnh sát nước này. Mặc dù các nhà hoạt động của “Black Lives Matter” đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề bạo lực của cảnh sát trong cộng đồng người da đen nhưng những người đàn ông da đen vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với cơ quan thực thi pháp luật.

“Cơ quan thực thi pháp luật đó có thể đóng vai thẩm phán, bồi thẩm đoàn và người thi hành án mà không sợ bị truy tố tội giết người, điều này cho phép các nhân viên cảnh sát ở trên luật pháp”. CNN đã từng cay đắng thốt lên điều này.

Luật sư dân quyền Bryan Stevenson, trong cuốn sách Just Mercy, kể chi tiết về trường hợp của Walter McMilan, một “người đàn ông da đen vô tội”, người đã bị kết án tử tù sau khi bang Alabama buộc tội anh ta giết người.

Tội ác thực sự của anh ta là “ngoại tình với một phụ nữ da trắng” trong thị trấn nhỏ của anh ta. Lời khai được sử dụng để kết tội McMilan đã bị mâu thuẫn trực tiếp bởi phần lớn các bằng chứng nhưng điều đó không ảnh hưởng đến kết quả bồi thẩm đoàn. “Khuôn mặt người da đen luôn được nhìn thấy đầu tiên trong các cuộc phạm tội”. Bryan Stevenson đã từng chua chát kết luận.

Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ đã từng có một báo cáo, những người đàn ông da đen thường phải nhận mức án cao hơn 20% so với những người đồng phạm da trắng của họ về những tội ác tương tự . Theo dữ liệu được thu thập bởi MotherJones, một tạp chí của Mỹ tập trung vào tin tức, bình luận và báo cáo điều tra về chính trị, môi trường, nhân quyền, trong vòng hơn 25 năm qua, những người da trắng tại Mỹ đã thực hiện nhiều vụ xả súng hàng loạt hơn bất kỳ nhóm màu da nào khác.

Một thống kê cho thấy những người da trắng tại Mỹ đã thực hiện nhiều vụ xả súng hàng loạt hơn bất kỳ nhóm màu da nào khác.

Một thống kê cho thấy những người da trắng tại Mỹ đã thực hiện nhiều vụ xả súng hàng loạt hơn bất kỳ nhóm màu da nào khác.

Từ đó có thể thấy, rất nhiều người da màu tại Mỹ thường xuyên bị nhắm đến, những người không có “mối đe dọa” nào khác biệt ngoài việc sinh ra đã là người da đen hay da vàng.

Quay trở lại vụ việc của George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi đã bị giết tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Khi đó, Floyd bị còng tay và nằm sấp trên đường phố trong một vụ bắt giữ, Derek Chauvin, một sĩ quan cảnh sát người Mỹ gốc Âu của Sở Cảnh sát Minneapolis, đã đè đầu gối của mình lên cổ của Floyd trong gần chín phút, bao gồm cả ba phút sau khi Floyd không còn động đậy.

Tất cả bắt nguồn từ việc Floyd bị buộc tội sử dụng tờ 20 đô la tiền giả tại chợ. Cảnh sát cho biết Floyd chống lại việc bắt giữ. Một số tổ chức truyền thông lại cho rằng một camera an ninh từ một doanh nghiệp gần đó đã “không cho thấy Floyd chống cự”. Floyd liên tục nói rằng anh ta không thể thở được khi Chauvin chẹn lên cổ bằng đầu gối. Một số người ngoài cuộc đã quay video, tất cả đều được lưu hành và phát sóng rộng rãi.

Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng, màu da của Floyd đã khiến anh ta bị đối xử một cách khác biệt. Và cũng trong thời điểm này, một nước Mỹ “như thùng thuốc súng” bùng nổ sau cái chết của Floyd, những dồn nén từ đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội, nhấn chìm tất cả những cố gắng của chính quyền Trump trong một thời gian dài để phong tỏa và khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy, đã đến lúc nước Mỹ cần sự thay đổi, đã đến lúc nước Mỹ cần một hệ thống tư pháp nhân quyền không phân biệt sắc tộc, đã đến lúc nước Mỹ hành động cụ thể thay vì rao giảng những điều “tự do, bình đẳng và bác ái” như trong phát biểu của Abraham Lincoln trước đây.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề “chủng tộc” tại Mỹ nhìn từ cái chết của George Floyd tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714690884 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714690884 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10