Vẫn khó cắt giảm điều kiện kinh doanh

Huyền Trang 21/10/2018 11:01

Hiện nay, mặc dù Chính phủ yêu cầu dỡ bỏ 50% điều kiện kinh doanh, giấy phép trên giấy tờ, văn bản hành chính con song thực tế các bộ, ngành triển khai chậm và khó khăn.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đã mở rộng thêm các điều kiện kinh doanh chứ không chỉ cắt bỏ. Dự thảo này cắt bỏ 12 điều kiện nhưng bổ sung 85 điều kiện, trong đó 64 điều kiện bổ sung mới, 21 điều kiện theo quy định của Bộ trưởng GTVT.

Mặc dù Chính phủ đã yêu cầu cắt giảm 50%

Mặc dù Chính phủ đã yêu cầu dỡ bỏ 50% điều kiện kinh doanh, song trên thực tế các Bộ, ngành thực hiện chậm.

Doanh nghiệp chưa hết lo

Đáng nói hơn cả, không chỉ với Nghị định 86, nhiều dự thảo nghị định mới của các Bộ, các ngành tiềm ẩn nguy cơ đưa các giấy phép con, rào cản trở lại bằng nhiều cách khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

  • Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Mới đạt 40%

    Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Mới đạt 40%

    09:33, 17/10/2018

  • Có hiện tượng “cắt chỗ này, mọc chỗ khác” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh

    Có hiện tượng “cắt chỗ này, mọc chỗ khác” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh

    06:16, 04/10/2018

  • “Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất”

    “Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất”

    16:36, 14/08/2018

  • Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Chưa có sự “đều tay” trong quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh

    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Chưa có sự “đều tay” trong quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh

    11:02, 31/07/2018

  • Cắt giảm điều kiện kinh doanhp/phải đi vào thực chất

    Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất

    05:35, 20/07/2018

  • Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh

    Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh

    05:35, 19/07/2018

  • Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh

    Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh

    04:00, 26/05/2018

Nói về vấn đề điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực của mình, ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam khẳng định: Dù Nghị định 60/2014/NĐ-CP về quản lý ngành in phải đấu tranh tới gần 4 năm để được thay thế bằng Nghị định 25/2018/NĐ-CP nhưng cũng mới chỉ “cởi trói” khoảng 50% điều kiện chứ không cởi trói toàn bộ.

“Nghị định 25 vẫn yêu cầu, chủ doanh nghiệp phải tốt nghiệp cao đẳng ngành in trở lên... Đây là những thủ tục rườm rà, không cần thiết”, ông Dòng than thở.

Tại một họp báo Công bố chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp Việt Nam, một lần nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định lại mục tiêu của Chính phủ trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh: Mục tiêu của chúng ta trong năm nay là làm sao để cải thiện thực chất hơn, để giảm điều kiện gia nhập thị trường và chi phí cho doanh nghiệp hoạt động.

Theo lãnh đạo Chính phủ, tinh thần hiện nay là các Bộ, ban ngành và địa phương không được phép đẻ ra các điều kiện kinh doanh, giấy phép con mới. Hiện tượng các Bộ, ngành cài cắm lợi ích, điều kiện kinh doanh vào nghị định mới, sắp tới Chính phủ sẽ giao cho Tổ công tác của Chính phủ để giải quyết.

“Tinh thần là các điều kiện kinh doanh phải đưa vào nghị định, thông tư của các Bộ chỉ là hướng dẫn, không được phép ban hành thêm, đẻ thêm các thủ tục, rào cản”, Phó Thủ tướng nói.

Tinh thần là vậy nhưng đáng nói, đến thời điểm hiện tại kể cả việc cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh trên văn bản hành chính thì cũng đầy thách thức.

Vượt lên tư duy “lợi ích nhóm”

Chiến đấu với các điều kiện kinh doanh vốn là cuộc chiến không dễ dàng. Nói như ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, kinh nghiệm trong 17-18 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp cho thấy, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thường rất khó, rất lâu, cần một quyết tâm chính trị rất cao. Trong khi việc “đẻ” điều kiện kinh doanh thời gian qua có lúc quá dễ dàng. Vì thế, những thành quả của cải cách nhanh chóng bị xoá bỏ bởi một quy trình ban hành văn bản chưa phù hợp.

Có thể nói, áp lực kỷ luật hành chính là điều kiện cần để buộc các Bộ, ngành, địa phương không thể chần chừ trong thực thi cam kết cắt giảm khó khăn, chi phí cho doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Nếu từng lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương không thực sự coi mình là người trong cuộc của công cuộc cải cách, nếu bản thân cộng đồng doanh nghiệp không vì cái chung mà vượt lên được tư duy lợi ích nhóm, đường còn dài và nhiều gian khổ.

Nói như TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nếu các hiệp hội doanh nghiệp không vượt qua được lợi ích nhóm, không đặt nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh lên trên khi tham gia phản biện, xây dựng chính sách, chính họ lại trở thành lực cản đối với các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam.
Việc cắt bỏ đăng ký kinh doanh một cách thực chất, đúng theo nghĩa sẽ mở cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng việc này, dường như vẫn rất khó thực hiện một cách thực chất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vẫn khó cắt giảm điều kiện kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO