Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Thừa nhận môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, tốc độ cải cách vẫn chậm, điều kiện kinh doanh vẫn là vẫn là gánh nặng với doanh nghiệp.

 Cắt 1 nhưng thêm 10

Nói về vấn đề cắt giảm điều kiện doanh của các bộ ngành ở thời điểm hiện tại, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Bên cạnh một số bộ sốt sắng cắt giảm điều kiện kinh doanh, xóa bỏ rào cản cho doanh nghiệp như: Công Thương, Xây dựng..., thì tính đến tháng 5/2018, cả nước vẫn còn  nhiều bộ chậm trễ.

“Theo thống kê của CIEM, hiện có 5 bộ đã có dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh nhưng chưa trình Chính phủ là: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường. 4 bộ đã rà soát, có phương án nhưng chưa xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh là: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo.

Đặc biệt, còn 4 bộ chưa rà soát hoặc chưa có phương án đơn giản thủ tục hành chính là: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng. Riêng Bộ Công an đề nghị giữ nguyên 65 điều kiện kinh doanh hiện có”, ông Cung nói.

Thừa nhận môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, tốc độ cải cách vẫn chậm, điều kiện kinh doanh vẫn là vẫn là gánh nặng với doanh nghiệp.

Thừa nhận môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, tốc độ cải cách vẫn chậm, điều kiện kinh doanh vẫn là vẫn là gánh nặng với doanh nghiệp.

“Điều này đặt ra lo ngại các nghị định sửa đổi điều kiện kinh doanh khó có thể kịp ban hành vào thời điểm 31/10/2018 như yêu cầu của Chính phủ. Kết quả về cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến nhưng nhiều nơi "bỏ 1 tăng 10", ông Cung nói.

Đó là chưa kể: "Nếu những Luật sắp tới ban hành, chúng ta không thay đổi, vẫn theo lối đưa ra các điều kiện kinh doanh can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, thêm các giấy phép con, cháu, chúng ta sẽ tiến nhanh hơn quá trình đuổi doanh nghiệp ra khỏi thị trường sớm hơn”, ông Cung nhấn mạnh.

Liên quan đến cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, ông Cung cho biết, số mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành dù có giảm nhưng vẫn còn rất lớn, thậm chí mở rộng so với quy định của luật; quản lý chuyên  ngành chưa thống nhất giữa các bộ, ngành. Năm 2017, 58% mặt hàng chịu sự kiểm tra chồng chéo giữa các bộ hoặc giữa các đơn vị trong bộ. Tình trạng này đã được phản ánh nhiều lần, nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết, trừ an toàn thực phẩm. Ngoài ra, kết nối quản lý chuyên ngành của các bộ với hệ thống một cửa quốc gia còn chưa thực chất. 

Doanh nghiệp vẫn phải“ngược xuôi” lo thủ tục

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, quy định hàm lượng bổ sung muối iôt theo yêu cầu của Bộ Y tế ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất.

“Do iốt dễ ôxy hóa và biến chất trong quá trình chế biến, ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị, cảm quan của sản phẩm nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, iốt rất dễ bay hơi, có thể tại thời điểm sản xuất thì có iốt nhưng đến khi kiểm nghiệm, chất này lại bốc hơi gần hết, không thể hiện trong kết quả”, ông Nam nói.

Ông Nam kể, từ sau khi ban hành, quy định này đã vấp phải phản ứng dữ dội trong dư luận. “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo gỡ vướng cho doanh nghiệp, không yêu cầu phải sử dụng muối chứa iôt tại các nhà máy chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp có sử dụng muối trong chế biến đều phải sử dụng muối có tăng cường iốt. VASEP cho rằng văn bản của Bộ Y tế chưa đúng với tinh thần của Phó Thủ tướng. Vì thế hàng loạt ngành hàng khác cũng đang lúng túng khi phải chuyển sang dùng muối iôt cho chế biến”, ông Nam bức xúc.

Về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam nêu một ví dụ khác về trường hợp quy định làm khó doanh nghiệp. Theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thì các lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp đều phải kiểm dịch tại cửa khẩu nhập hàng và khi có kết quả kiểm dịch mới được phép đưa hàng về kho. Có những lô hàng được Mỹ, châu Âu cấp phép nhưng về Việt Nam vẫn bị kiểm định, nằm hàng chục ngày ở cảng. Do đặc thù của hàng đông lạnh, nếu để lâu ngoài cảng ngoài việc phải tốn chi phí lưu kho, lưu bãi khá lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng đông lạnh. 

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thực tế việc triển khai Nghị quyết 19 vẫn chưa đạt yêu cầu, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chưa được cắt giảm triệt để, tạo nên phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.

“Vẫn còn có những doanh nghiệp vất vả lo các thủ tục giấy tờ liên quan tới kiểm tra chuyên ngành, thông quan hàng hóa. Một số bộ phận hành chính, thủ tục còn khá rườm rà gây khó khăn, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

“Thời gian tới, để đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19 theo tinh thần của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần vào cuộc quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn nữa, cắt giảm những điều kiện gây khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp để tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng”, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều bộ chậm trễ cắt giảm điều kiện kinh doanh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714680180 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714680180 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10