[VANG BÓNG MỘT THỜI] Cái kết buồn của Karaoke Arirang

Diendandoanhnghiep.vn Từng là một thương hiệu danh giá trên thị trường điện tử nhưng giờ đây, Karaoke Arirang đã phải đi đến bước đường khai tử và lùi vào dĩ vãng vì cơn bão công nghệ.

Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) - đơn vị sở hữu thương hiệu karaoke Arirang, đã phải thanh lý toàn bộ hàng điện tử tồn kho, trong đó có cả thương hiệu Arirang nổi tiếng đình đám một thời vì kết quả kinh doanh liên tục sa sút.

 "Chìm nghỉm" vì bão công nghệ

Maseco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa năm 2001, niêm yết trên sàn chứng khoán đầu năm 2017. Đơn vị đã từng xuất khẩu nông sản, chủ yếu là hồ tiêu và cà phê sang Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nga với thương hiệu Maseco Pepper, nhưng được biết đến nhiều nhất với sản phẩm Arirang.

Với nhiều sản phẩm phục vụ các phân khúc khác nhau, ngay sau khi có mặt trên thị trường, Arirang đã trở thành lựa chọn số 1 của người tiêu dùng.

Với nhiều sản phẩm phục vụ các phân khúc khác nhau, ngay sau khi có mặt trên thị trường, Arirang đã trở thành lựa chọn số 1 của người tiêu dùng.

Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm điện tử với sản phẩm nổi tiếng thương hiệu Arirang như đầu Karaoke kỹ thuật số, Âm ly, loa, Tivi… từ năm 1995. Nhưng phải đến năm 2001, Maseco mới nộp đơn xin cấp bằng bảo hộ cho thương hiệu sản phẩm Arirang và tới năm 2003 Karaoke Arirang chính thức được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Với nhiều sản phẩm phục vụ các phân khúc khác nhau, ngay sau khi có mặt trên thị trường, Arirang đã trở thành lựa chọn số 1 của người tiêu dùng. Thương hiệu karaoke, loa kẹo kéo này trong một thập kỷ trước gần như thống trị các phòng hát tại những thành phố lớn. Liên tiếp nhiều năm, Arirang được người tiêu dùng ưu ái và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Thương hiệu này mang về lợi nhuận lớn, giúp Maseco suốt nhiều năm lọt "top" 1.000 công ty nộp thuế nhiều nhất.

Sản phẩm đầu karaoke mang thương hiệu Arirang được tín nhiệm, sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước, trên 10 năm liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nhãn hiệu Arirang được công nhận là "Thương hiệu quốc gia" từ năm 2014, tiếp tục được công nhận trong giai đoạn 2016 -2018.

Thời điểm đỉnh cao ấy, Maseco không chỉ dừng lại tại mặt hàng điện tử gia dụng, mà còn mở rộng sang làm nông nghiệp cũng như bất động sản thông qua hình thức cho thuê mặt bằng, văn phòng cao ốc. Tới năm 2016, Maseco vẫn tự tin khẳng định rằng thị phần sản phẩm từ thương hiệu Arirang luôn dẫn đầu thị trường và là tiềm năng phát triển khi thị trường hồi phục. 

Tuy nhiên, càng về sau, thương hiệu Arirang càng tỏ ra "đuối sức" trên thị trường. Thời đại kỹ thuật số, các bài hát mới liên tục được update trên Zing MP3 hay Youtube khiến giới trẻ “đổ xô” bắt nhịp với xu thế mới, dẫn đến các sản phẩm của Arirang trở nên lép vế trước những nhà sản xuất nội địa và các thương hiệu nước ngoài.

Chữ "khó khăn", "sụt giảm" với lĩnh vực hàng điện tử xuất hiện lần đầu trong báo cáo năm 2017 và xuyên suốt trong những năm tiếp theo. Chậm cập nhật phần mềm, chương trình karaoke, trong khi các sản phẩm phần cứng dần lép vế trước những nhà sản xuất nội địa và những thương hiệu nước ngoài khiến Arirang hụt hơi trong cuộc đua thị phần.

Thấy được sự phát triển quá nhanh của thị trường, thương hiệu Arirang đã tích cực chuyển đổi về công nghệ bằng việc sản xuất sản phẩm đầu karaoke Smart K+, micro karaoke cầm tay nhưng với số vốn ít ỏi, quá trình chuyển mình của Maseco không đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, chất lượng phần cứng của Arirang cũng được đánh giá là không cạnh tranh so với đối thủ, nền nhạc không hay do nén vào đĩa. Còn đối với sản phẩm tivi led, hay đầu thu kỹ thuật số, Arirang khó có thể địch nổi với Samsung, Sony, LG,...

Trong khi đó, thu nhập của người dân đã bắt đầu tăng lên, nhu cầu sống được nâng cao kéo theo yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe hơn thì sản phẩm của Arirang đã không còn là lựa chọn hàng đầu trong mắt người tiêu dùng. 

Liên tục sa sút kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp, Maseco theo đó quyết định bán lại thương hiệu karaoke vang bóng Arirang, song song thanh lý toàn bộ hàng điện tử tồn kho, dừng mảng hàng điện tử, cùng với đó là thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp phân phối khu vực miền Bắc và miền Trung. 

Bài học lớn về cách giữ thương hiệu

Từ vị trí số 1 ngành công nghiệp karaoke, giữa năm 2019, Maseco đã phải tuyên bố chuyển nhượng thương hiệu Arirang sau thời gian khó khăn.

Theo đó, Maseco tìm đối tác để thanh lý toàn bộ hàng điện tử tồn kho của công ty với giá chuyển nhượng không thấp hơn 25 tỷ đồng, chưa gồm thuế giá trị gia tăng.

Bà Nguyễn Thiện Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận cho biết, công ty sẽ chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Arirang và quyền bản ghi, quyền tác giả các bản ghi âm midi Karaoke cho bên mua, để tiếp tục quyền sản xuất và duy trì dịch vụ cho khách hàng.

Ngoài ra, đại diện công ty cũng khẳng định quyền lợi bảo hành, bảo trì những sản phẩm khách hàng đã mua vẫn được đảm bảo, bởi hãng sẽ chuyển giao trách nhiệm này cho bên mua.

Báo cáo trước cổ đông tại đại hội đầu năm 2019, lãnh đạo Maseco cho biết ngành kinh doanh điện tử có doanh số tiêu thụ sụt giảm nhiều nhất trong năm qua. Công ty đã nỗ lực duy trì vị thế thương hiệu trên thị trường, chuyển đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cùng các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm.

"Tình trạng tồn kho hàng điện tử giá trị cao, hàng hóa đã lạc hậu, lỗi mốt, lạc hậu kĩ thuật, lỗi thời và chậm luận chuyển do không còn phù hợp nhu cầu thị trường", lãnh đạo Maseco thẳng thắn nhìn nhận.

Có thể thấy thất bại của thương hiệu Karaoke Arirang nằm ở việc, hãng không đầu tư đúng về mặt Marketing cũng như các gói PR truyền thông một cách đúng mực. Điều đáng tiếc nhất là từ một thương hiệu danh giá trên thị trường điện tử, thì giờ đây hãng đã bị khai tử.

Sản phẩm của hãng ở mức khá tốt, nhưng bởi sự truyền thông quá mạnh từ những đối thủ cạnh tranh nên hãng bị “lu mờ” và chịu lỗ trong mấy năm trở về đây. Sau nhiều năm liền đi xuống, cùng với vị thế không như xưa, công ty cho biết sẽ dừng mảng hàng điện tử, cùng với đó là thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp phân phối khu vực miền Bắc và miền Trung. Lĩnh vực này cũng dự kiến tiếp tục lỗ 50 tỷ đồng trước khi chính thức dừng hoạt động.

Đây có thể được coi là minh chứng cho việc chủ quan trong công tác làm thương hiệu, khi mà hãng đã quá ảo tưởng vào danh tiếng một thời điểm mà không định vị được mình ở đâu trong dài hạn. Chính vì thế, Arirang sẽ là một bài học cho các thương hiệu khác cần tập trung hơn vào công tác xây dựng sức khỏe thương hiệu bền vững với công chúng.

Để bù đắp, Maseco cho biết sẽ tập trung vào mảng kinh doanh bất động sản và kinh doanh ôtô, mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ hoạt động để có lãi trở lại từ năm 2020.

Trong năm 2019, Maseco tiếp tục "đẩy mạnh bán hàng tồn kho điện tử, cắt lỗ", chỉ tiếp tục giữ mảng kinh doanh cho thuê nhà, bảng quảng cáo và bắt đầu triển khai hoạt động phân phối ôtô trong 6 tháng cuối năm 2019.

Từ tháng 6/2019, showroom Kia, Mazda tại địa chỉ số 7 Hoàng Minh Giám đã đi vào hoạt động. Maseco kỳ vọng kinh doanh ô tô sẽ là ngành nghề chủ lực của công ty từ năm 2019. Trong đó, việc làm đại lý bán ô tô cho Thaco quý cuối năm mang về tín hiệu khá tốt với doanh thu tăng đột biến.

Song, những năm trì trệ trước đó vẫn chưa thể giải quyết được với mức lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2019 của Công ty vẫn ở mức khá cao, hơn 213 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VANG BÓNG MỘT THỜI] Cái kết buồn của Karaoke Arirang tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543960 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543960 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10