VASEP “tố” thủ tục về mã số mã vạch "đánh đố" doanh nghiệp

Huyền Trang 27/04/2020 14:34

Nhiều khi doanh nghiệp phải mất 20-30 ngày mới xuất khẩu được hàng vì thủ tục giấy tờ về mã số mã vạch trong khi thời hạn xuất của nhiều đơn hàng chưa đến 1 tuần.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn tới Thủ tướng và các bộ kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

VASEP kỳ vọng Thủ tướng và các Bộ sớm xem xét tháo gỡ bất cập nói trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khănp/do dịch bệnh Covid-19.

VASEP kỳ vọng Thủ tướng và các Bộ sớm xem xét tháo gỡ bất cập nói trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Doanh nghiệp khó xin MSMV

Từ đầu năm tới nay, Hiệp hội đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về bất cập liên quan đến lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đã có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Tổng cục Hải quan.

Hiệp hội báo cáo: Theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, doanh nghiệp sử dụng mã nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1: Phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được chủ sở hữu của mã nước ngoài ủy quyền sử dụng; Trường hợp được chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng, tổ chức phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài.

Nhưng, các tỉnh không được giao quyền cấp giấy chứng nhận này, chỉ có một nơi cấp là Trung tâm MSMV Quốc gia (GS1) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đóng tại Hà Nội.

Để đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài, Trung tâm MSMV Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp nộp: Bản gốc thư ủy quyền của khách hàng ghi rõ thời hạn ủy quyền và hồ sơ chứng minh MSMV của khách được cơ quan thẩm quyền của nước họ chứng nhận kèm theo bảng dịch thuật tiếng Việt và biên lai đóng phí sử dụng MSMV hàng năm.

Trên thực tế, nhiều nước không có quy định này, không kiểm soát vấn đề MSMV trên bao bì hàng nhập khẩu, họ chỉ kiểm soát các quy định về ghi nhãn theo quy định pháp luật của họ. Cho nên, doanh nghiệp rất khó xin được thư ủy quyền và hồ sơ chứng minh được cơ quan thẩm quyền nước ngoài xác nhận. Một số doanh nghiệp có được thư này nhờ sự hỗ trợ của khách hàng nhưng cũng mất nhiều thời gian.

VASEP cho biết, việc đưa vấn đề MSMV vào Nghị định 74/2018/ND-CP là không có cơ sở pháp lý. Việc cấp giấy “Xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài” hoàn toàn không có ý nghĩa  thực tế đối với công tác quản lý nhà nước.

Hơn nữa,  việc chỉ có một cơ quan duy nhất ở Hà Nội cấp Giấy xác nhận này cho tất cả các doanh nghiệp trong cả nước và thủ tục cấp được thực hiện hoàn toàn còn thủ công là không phù hợp với chủ trương của Chính phủ và xu hướng hiện nay về phân cấp quản lý, điện tử hóa thủ tục hành chính, gây tốn kém chi phí và thời gian cho doanh nghiệp”, VASEP nêu ý kiến.

Thêm gánh nặng chi phí và thủ tục hành chính

Một thực tế là, quy định nói trên đang làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang phải trả phí 500.000 đồng/lần đăng ký đối với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm hoặc 10.000 đồng/sản phẩm đối với hồ sơ  có trên 50 mã sản phẩm chưa kể đến các chi phí khác như chi phí cho việc lưu kho bãi, chi phí lãi vay ngân hàng,... Với số lượng lớn các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, tổng chi phí của các doanh nghiệp phải chi trả cho việc xin Giấy xác nhận đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài trên nhãn cho các lô hàng xuất khẩu là một con số không nhỏ.

Từ thực tế trên, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP về “bổ sung Mục 7 “Mã số mã vạch và quản lý mã số mã vạch” của Chương II “Quản lý nhà nước về mã số, mã vạch” và bổ sung Điều 19a, 19b, 19c, 19d trong Mục 7”.

Trong khi chờ Chính phủ xem xét, bãi bỏ Khoản 9 Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tạm dừng thực hiện nội dung quy định về ”sử dụng mã nước ngoài” tại tiết 2 điều 19b) và điều 19d) - Mục 7) thuộc Khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP.         

Được biết, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu hàng hoá, sau khi nhận được kiến nghị của VASEP, ngày 10/4/2020, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, công chức hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng mã số mã vạch của nước ngoài in trên hàng hóa, bao bì sản phẩm xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại diện VASEP: Doanh nghiệp thủy hải sản gặp khó khăn trùng trùng trong mùa dịch

    18:08, 03/04/2020

  • Đừng đẩy ngành đánh bắt thủy hải sản vào đường cùng!

    11:01, 10/04/2019

  • Doanh nghiệp xuất khẩu thịt, thủy hải sản sang Ả-rập Xê-út cần lưu ý những gì?

    05:02, 24/04/2017

Tiếp đó, ngày 16/4/2020, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm về sử dụng MSMV đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó yêu cầu “trường hợp công chức hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm về sử dụng MSMV của nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 thì kiểm tra thực tế hàng hóa và yêu cầu doanh nghiệp xuất trình ủy quyền sử dụng của chủ sở hữu mã số mã vạch nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để kiểm tra.

Căn cứ kết quả kiểm tra nếu xác định doanh nghiệp vi phạm quy định về sử dụng mã số, mã vạch theo Khoản 2 Điều 19b Nghị dịnh 74/2018/NĐ-CP thì xử lý theo điểm a, khoản 3 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VASEP “tố” thủ tục về mã số mã vạch "đánh đố" doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO