[VBF giữa kỳ 2019]: Phát triển bền vững là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong giai đoạn mới, đây cũng là một trong những giải pháp tối ưu cho sự phát triển của Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác.

Phát triển nhanh và bền vững cũng là chủ đề của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 sẽ diễn ra vào sáng ngày 26/6 với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với hơn 300 doanh nghiệp.

Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và bà Virginia B.Foote - Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đồng Chủ tịch Liên Minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ với báo chí chiều ngày 25/6. Ảnh: Quốc Tuấn

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) là một cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hoá môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. 

60% các kiến nghị được xử lý

Chia sẻ với báo chí tại Họp báo chiều ngày 25/6, TS Vũ Tiến Lộc - Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tất cả những vấn đề VBF nêu các cơ quan Chính phủ đều tiếp thu và phản hồi. Trong đó, đã có trên 60% các vấn đề doanh nghiệp đề xuất được Chính phủ xử lý sửa đổi, còn lại đang được trao đổi. 

“Có nhiều vấn đề liên quan tới sửa đổi Luật tại Quốc hội, do đó chưa thể thực hiện sửa đổi ngay như vấn đề giờ làm thêm, lương tối thiểu, nhập khẩu máy móc qua sử dụng…đang được Quốc hội thảo luận”, TS Vũ Tiến Lộc cho biết và khẳng định đây là kênh thông tin phản hồi quan trọng.

Đồng quan điểm, bà Virginia B.Foote - Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, cứ 6 tháng doanh nghiệp lại có ý kiến đóng góp. Quy mô hoạt động của VBF khi giải quyết vấn đề sẽ có vấn đề khác nổi lên trong bối cảnh mới. Do đó mọi cải cách phải luôn tiếp tục.

“Phát triển bền vững sẽ không phải là gánh nặng mà là cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cũng như người dân. Qua đó, tẩt cả các doanh nghiệp, người dân cùng chung tay phát triển nền kinh tế bền vững của Việt Nam”, bà Virginia B.Foote chia sẻ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng, Việt Nam là một trong năm nước có lượng rác thải nhựa lớn ra đại dương hàng năm. Vì vậy, để phát triển bền vững, như sáng kiến về nền kinh tế tuần hoàn cần có sự tham gia, đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân biến rác thải nhựa thành nguồn nguyên liệu đầu vào thứ cấp, bảo vệ môi trường tốt hơn. 

“Chúng tôi kỳ vọng, sáng kiến này tiếp tục thúc đẩy và nhân rộng hơn nữa trong cộng đồng”, bà Virginia B.Foote chia sẻ. 

Những đau đáu còn chưa dứt

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, hiện điểm nghẽn của nền kinh tế chính là các Bộ ngành. Cùng với đó, các địa phương đã có những cải cách nhưng còn lạnh, cấp làm thể chế ở các bộ ngành cũng như cấp thực thi của các địa phương phải thay đổi.

“Thủ tướng từng nói phải bỏ "quyền anh quyền tôi" đi, mà tất cả phải là thúc đẩy quyền lợi chung”, Chủ tịch VCCI chia sẻ.

TS Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, trong 2 năm gần đây, Việt Nam trở thành nền kinh tế thu hút đầu tư hàng đầu trong APEC. Riêng 4 tháng đầu năm 2019, đã có 14,59 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.

“Đây là con số kỷ lục.Việt Nam vẫn là thị trường thu hút đầu tư lớn bởi lợi thế giá nhân công, vị trí địa chính trị, quy mô thị trường và tính kết nối của thị trường. Tuy nhiên, nhìn sâu vào môi trường kinh doanh có thể thấy sức hút này còn có thể lớn hơn nhiều nếu chính sách gia nhập thị trường thuận lợi hơn nữa”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. 

Cụ thể, theo TS Vũ Tiến Lộc, doanh nghiệp vẫn cho biết, thủ tục kinh doanh và các chi phí hành chính hiện còn cao. Do đó, cải cách hành chính nên tập trung vào một số trọng tâm, đặc biệt là những quy định liên quan quy hoạch, đất đai và môi trường.

“Một số dự án ở địa phương đang ách tắc do thủ tục hành chính chồng chéo, khó khăn, Bên cạnh đó thủ tục thuế cũng cần thay đổi, gánh nặng kiểm tra chuyên ngành còn lớn, thủ tục xuất nhập còn rườm ra. Đặc biệt, có giải pháp khắc phục gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa”, Chủ tịch VCCI nói. 

Đồng thời, VBF cũng kiến nghị Luật doanh nghiệp mới phải đưa hộ kinh doanh thành một loại hình doanh nghiệp, đưa khu vực này vào chuẩn mực với việc đơn giản thủ tục, nâng cấp toàn bộ khu vực này. Quốc tế hoá DNNVV đang là yêu cầu của các quốc gia, trong đó, đưa hộ kinh doanh vào thành đối tượng điều chỉnh. Nếu so sánh các nước Asean, doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 6 trong quản trị doanh nghiệp, tương ứng đứng cuối bảng. Do đó, nâng cao quản trị doanh nghiệp cần được quan tâm hàng đầu.

“Doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cần tạo thuân lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đồng thời nâng cao chất lượng nhân lực. Hiện dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn nhưng chủ yếu ở lắp ráp, do đó cần tăng chất lượng nguồn đầu tư bằng cách nâng chất lượng lao động, thu hút đầu tư vào nền kinh tế ở mức độ gia tăng và chất lượng cao hơn”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị không hồi tố và có thời gian để doanh nghiệp thích ứng với các quy định mới. Các thiết chế pháp lý tương đối chậm khiến các xét xử, xử lý tranh chấp còn chậm chưa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, do đó cần tăng cường các thiết chế pháp lý, doanh nghiệp không chỉ cần môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn phải an toàn.

Điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là các hiệp định thương mại tự do với những bước đi cụ thể để doanh nghiệp tận dụng các hiệp định này. Doanh nghiệp thành công tức là dân tộc thành công và ngược lại.

Với những đề xuất như vậy, Chủ tịch VCCI cho biết, VBF giữa kỳ 2019 đặt sự phát triển nhanh và bền vững là cần thiết. Bởi giai đoạn mới là giai đoạn yêu cầu của phát triển nhanh và bền vững. 

“Nếu nền kinh tế Việt nam và các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn phát triển bền vững sẽ thu hút dòng đầu tư, tức hài hoà lợi ích kinh tế, môi trường. Bất kể quy mô nền kinh tế nào cũng phải gắn với chuẩn mực phát triển bền vững. Muốn gắn như vậy phải gắn phát triển DNNVV với chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước”, Chủ tịch VCCI phân tích.

Đồng quan điểm, bà Virginia B.Foote khẳng định, năm nay là năm quan trọng của Việt Nam khi Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực (CPTPP), Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) cũng đang trong những giai đoạn cuối cùng để phê chuẩn…”Những hiệp định này là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, tăng cường giao lưu thương mại. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư”, bà Virginia B.Foote nhìn nhận.  

Ngoài ra, trong bối cảnh mới, của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung mặc dù Việt Nam được coi là điểm đến của sự chuyển địch đầu tư, tuy nhiên, bà Virginia B.Foote cũng lưu ý, xu hướng thương mại này có bền vững không? Xu hướng nào sẽ xảy ra tiếp theo trong tương lai? 

“Vì vậy, phát triển bền vững chính là một trong những giải pháp tối ưu cho Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác”, bà Virginia B.Foote nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VBF giữa kỳ 2019]: Phát triển bền vững là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714279403 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714279403 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10