Hội đồng” sẽ cung cấp một cơ chế tham vấn song phương, đóng vai trò là nền tảng tạo cơ hội cho VCCI và AusCham gặp gỡ các quan chức chính phủ của Việt Nam và Australia.
Vừa qua, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có buổi gặp mặt với ông Simon Pugh - Chủ tịch Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam (AusCham) tại trụ sở VCCI.
Trong buổi gặp mặt, hai bên đã nói về tầm quan trọng trong hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Australia, quan hệ Việt Nam và Australia trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, thể hiện bằng việc vào 15/3/2018 hai nước đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược.
Nhằm cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, ngày 5/11/2020 hai Bộ trưởng Ngoại giao đã ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia giai đoạn 2020-2023 với việc tăng cường gắn kết kinh tế là một trong 3 trụ cột chính của Chương trình.
Về phía mình, với tư cách là tổ chức xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp, VCCI cùng với AusCham được sự ủng hộ của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam có sáng kiến thành lập “Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Australia” (VABC), quy tụ các doanh nghiệp quan tâm phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Australia.
Hội đồng là nơi các doanh nghiệp có thể cùng nhau đóng góp ý kiến, đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp song phương, tăng cường giao lưu đối thoại với địa phương nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch cũng như gắn kết các doanh nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam thông qua các tập đoàn lớn của Australia cũng như kêu gọi thu hút đầu tư có chất lượng cao của Australia vào Việt Nam.
Australia và Việt Nam là thành viên của các Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Australia – New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – vừa được ký kết vào tháng 11/2020).
Nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế Australia có nhiều lợi thế, bổ sung lẫn nhau. Australia có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như may mặc, da giày, gỗ, nông sản nhiệt đới, thủy sản, đồ điện tử... Việt Nam lại cần nhập khẩu từ Australia các sản phẩm nông nghiệp như sữa và sản phẩm sữa, rượu vang, thịt cừu, trái cây, gỗ nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày.
Hai bên đều mong muốn thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp thông qua thành lập các hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp song phương, triển khai các hoạt động hỗ trợ nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, khai khoáng, phát triển cơ sợ hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nâng cao trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, tính kết nối giữa doanh nghiệp địa phương và tập đoàn FDI, nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng.. là những lĩnh vực được các bên quan tâm.
Xét tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ doanh nghiệp giữa Việt Nam- Australia, góp phần cụ thể hóa Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Australia, VCCI và AusCham dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác về nguyên tắc thành lập Hội đồng nghiệp Việt Nam - Australia (dự kiến vào ngày 23/4/2020 tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Kết nối thị trường thương mại Australia – Việt Nam.
15:40, 14/12/2017
Hợp tác đào tạo cán bộ quản lý Việt Nam – Australia 2017
07:15, 30/03/2017
VCCI tổ chức đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường Australia và New Zealand
06:04, 11/02/2017
AusCham: Việt Nam vượt Philippines và Myanmar trở thành nơi thuận lợi nhất để mở rộng kinh doanh
00:57, 08/06/2020