[Vén màn bí mật Triều Tiên] Bài I: Nền kinh tế kỳ lạ

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá khứ, Triều Tiên không chấp nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong những năm cuối dưới thời Kim Jong Il, chính phủ đã bắt đầu thực hiện các bước điều chỉnh.

Kinh tế Triều Tiên đã từng ở trong giai đoạn bế quan rất dài

Kinh tế Triều Tiên đã từng ở trong giai đoạn bế quan rất dài

Triều Tiên đã ngừng công bố các số liệu thống kê chi tiết từ thập niên 60. Bốn thập kỷ qua, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm của nước này chỉ tiết lộ vài con số về nguồn thu và chi tiêu. Do tính cô lập, rất khó khăn để đánh giá một cách toàn diện và chính xác. 

Giai đoạn phát triển kinh tế ban đầu của Triều Tiên được chi phối bởi công nghiệp hóa, một điều rất ấn tượng trong bối cảnh sự tàn phá do Chiến tranh Triều Tiên gây ra. Sau đó, nước này đã áp dụng mô hình của Liên Xô cũ và hệ tư tưởng của juche (tự lực), trong đó nhấn mạnh sự phát triển của công nghiệp nặng.

Với các khoản đầu tư vào lĩnh vực sắt, thép, xi măng và máy công cụ, đã có sự gia tăng ổn định sản lượng công nghiệp trong những năm 1960. Tuy nhiên, rắc rối đã xảy ra vào những năm 1970.

Đất nước này chịu các khoản vay nước ngoài và theo đuổi việc nhập khẩu quy mô lớn các máy móc và thiết bị nhà máy từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh vào đầu những năm 1970.

Thập kỷ này đã chứng kiến sự thay đổi trong việc đi vay của Triều Tiên; gần như tất cả các khoản vay trong những năm 1960 đã được chấp nhận từ các nước xã hội chủ nghĩa trong khi các khoản vay trong những năm 1970 bao gồm một số tiền rất lớn từ các nước tư bản.

Người dân trên đường phố Bình Nhưỡng

Người dân trên đường phố thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên

Triều Tiên hầu như không thể quản lý nợ và bị ảnh hưởng bởi cú sốc dầu khiến giá xăng dầu tăng nhanh. Giá của các mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên giảm mạnh trong khi họ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa nhập khẩu.

Thâm hụt thương mại lớn dần, làm suy yếu khả năng trả nợ của Bình Nhưỡng và làm trầm trọng thêm vấn đề nợ nước ngoài. Nền kinh tế bắt đầu chậm lại.

Nền kinh tế Triều Tiên trong những năm 1980 đã cho thấy các dấu hiệu trục trặc trong hệ thống lập kế hoạch tập trung của nước này. Xuất hiện sự thiếu hụt nguồn cung, thiếu hiệu quả của hệ thống, lỗi thời về máy móc và suy giảm cơ sở hạ tầng.

Triều Tiên đã cố gắng giải quyết các vấn đề của mình thông qua hệ thống kinh tế tập trung và bằng cách từ chối mở cửa nền kinh tế hoặc tự do hóa quản lý kinh tế. Sự cứng nhắc trong cách tiếp cận khiến quốc gia này rơi vào tình trạng trì trệ.

Nền kinh tế Triều Tiên bước vào một trong những giai đoạn tồi tệ nhất và gần như sụp đổ vào những năm 1990. Sự tan rã của Liên Xô và một cuộc khủng hoảng lương thực gây ra bởi một loạt các thảm họa thiên nhiên (mưa bão năm 1994, lũ lụt năm 1995 đến 1996 và hạn hán năm 1997)...

Liên bang Nga không có lý do gì để tiếp tục các hình thức thương mại này. Từ năm 1990-1994, thương mại giữa Triều Tiên và Nga đã giảm mạnh xuống còn 140 triệu USD từ 2,56 tỷ USD như trước đó.

Mặc khác, sự sụt giảm của mối quan hệ này cũng thể hiện rõ ràng qua việc tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là -4,1% từ năm 1990 đến năm 1998. Triều Tiên đã phải trải qua một trong những thời kỳ khó khăn nhất.

Việc khan hiếm thực phẩm kết hợp với sự sụp đổ trong hệ thống phân phối nhà nước khiến các khu chợ trời mọc lên trên khắp cả nước, bán mọi thứ từ thực phẩm tới thuốc lá và các món đồ gia dụng hay cả những món đồ bất hợp pháp.

Trong thời kỳ này, Triều Tiên trở nên phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế để tránh nạn đói trên diện rộng vào giữa những năm 1990, và cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đến mức viện trợ vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay.

Sang đến những năm 2000, Triều Tiên cuối cùng đã cố gắng phục hồi nền kinh tế trì trệ của mình. Bình Nhưỡng đã cố gắng nới lỏng các hạn chế để tạo điều kiện cho thị trường bán tư nhân bằng cách giới thiệu sáng kiến "Các Biện pháp Cải thiện Quản lý Kinh tế" vào năm 2002.

Khi đó, kinh tế đã tăng trưởng trở lại trong một vài năm trước khi giảm trở lại, nhưng giai đoạn này là sự cải thiện lớn so với thập kỷ trước đó. 

Từ năm 2000 đến năm 2005, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,2%. Sau đó, đã có một sự suy giảm trong năm 2006, và trong giai đoạn năm năm 2006 đến 2010, chỉ có năm 2008 cho thấy Triều Tiên tăng trưởng tích cực. 

Theo báo cáo của Bộ Thống nhất, nhiều chuyên gia đã kết luận rằng Triều Tiên trên thực tế chi 30% đến 50% tổng ngân sách nhà nước cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Đi kèm với đó, cuộc cải cách tiền tệ năm 2009 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã thổi bay mọi thứ. Dẫu vậy, một thị trường xám vẫn tồn tại để lấp đầy những khoảng trống mà hệ thống phân phối của chính phủ để lại.

Và một bước ngoặt đặc biệt vào năm 2011 đã mang đến cho nền kinh tế Triều Tiên một sự thay đổi toàn diện.

Ông Kim Jong-un chính thức trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của nước này. Dưới thời Kim Jong Un, các nhà quan sát cho rằng, có một sự đồng thuận ngày càng cao rằng, kinh tế Triều Tiên đang trải qua một cuộc cách mạng yên tĩnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Vén màn bí mật Triều Tiên] Bài I: Nền kinh tế kỳ lạ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713578315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713578315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10