“Vén màn” kinh tế Nhật hậu Abe

Diendandoanhnghiep.vn Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có thể sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong điều hành kinh tế thời hậu Abe.

 Tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: AFP

Tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: AFP

Kinh tế suy thoái, cộng với xung đột thương mại với Hàn Quốc và bị kẹt trong cuộc chiến Mỹ- Trung… sẽ là thách thức lớn đối với ông Suga.

Tiếp nối người tiền nhiệm

Rất khác với nhiều chính khách tại Nhật Bản, tân Thủ tướng Yoshihide Suga xuất thân từ gia đình nông dân chính hiệu tại Yuzawa, Akita. Từ vùng đất chỉ có núi đá và tuyết phủ, ông Suga có triết lý sống và làm việc khá nổi tiếng: “Dù mùa Đông khắc nghiệt thế nào, mùa Xuân cũng đến và tuyết sẽ tan”.

Ông Suga là cánh tay phải đắc lực của ông Abe, đồng thời được đánh giá cao về tính liêm khiết. Dĩ nhiên, khó có “bước ngoặt” nào được tạo ra cho đường lối đối nội và đối ngoại.

Còn nhớ hồi tháng 8 vừa qua, khi ông Abe tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, phía Mỹ đã cử Bộ trưởng Quốc phòng nhanh chóng gặp gỡ người đồng cấp phía Nhật Bản để bàn về kế hoạch thắt chặt liên minh chống Trung Quốc.

Về đối ngoại, thời kỳ hậu Abe, Nhật Bản vẫn tiếp tục nghiêng về phía Mỹ, đóng vai trò là thành viên chủ chốt của tứ giác kim cương tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong đối nội, ông Suga chắc chắn không từ bỏ chương trình Abenomics dựa trên 3 mũi tên: nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa và cải cách cơ cấu để vực dậy nền kinh tế thoát khỏi tình trạng “ngủ đông”.

Là người của ông Abe, nên ông Suga vẫn phải dựa trên kết cấu quyền lực chính trị trong đảng Dân chủ tự do, đảng Đối tác Komeito và các đảng đối lập khác đã được thiết lập từ trước.

Thách thức lớn

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Nhật Bản mất gần 1% GDP, một năm sau đó 5,2% GDP tiếp tục bị “thổi bay”. Điều này cộng với cơ cấu dân số già, mô hình tăng trưởng dần tới hạn và cú sốc COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản chìm trong suy thoái.

Nhiệm vụ vực dậy kinh tế bây giờ bị ngăn cản bởi đại dịch COVID-19, chỉ có duy nhất một con đường để thoát khỏi dịch bệnh này là vaccine. Song, Nhật cũng không phải là đối thủ mạnh trong lĩnh vực này. Cho nên, làm thế nào kiểm soát dịch bệnh vẫn là một thách thức không hề nhỏ đối với chính quyền ông Suga.

Hại cột trụ của kinh tế xứ sở anh đào là tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu đều bị tổn thương nghiêm trọng. Trong đó, tiêu dùng cá nhân bị đánh phủ đầu do chính sách tăng thuế tiêu dùng từ 5% năm 1997 lên 10% năm 2012, điều khó xử là chính sách này thuộc về Abenomics của ông Abe.

Trong khi xuất khẩu sa sút một phần do hục hặc với đối tác Hàn Quốc, mặt khác bị mắc kẹt giữa làn đạn thương chiến Trung-Mỹ khiến chân trụ này yếu đi do sụt giảm gần 20%.

Với rất nhiều đời Thủ tướng Nhật, việc cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc luôn là bài toán đau đầu và ông Suga cũng không ngoại lệ. Năm ngoái, ông Trump yêu cầu Tokyo tăng gấp 4 lần kinh phí hỗ trợ quân đội Mỹ ở quốc gia Đông Bắc Á, tương đương 8 tỷ USD, số tiền này không hề nhỏ trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vén màn” kinh tế Nhật hậu Abe tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711698804 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711698804 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10