Vén màn “mảng xám” giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn Nếu không vén được “mảng xám” của ngành giáo dục thì làm sao Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Thầy giáo Trần Văn Toản (bên trái) đạt giải nhất cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ II, năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam (Bộ GD&ĐT) tổ chức, đang giao lưu với nhân vật trong bài viết của mình - ảnh báo L.Đ

Thầy giáo Trần Văn Toản (bên trái) đạt giải nhất cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ II, năm học 2018-2019. Ảnh: L.Đ

Mới đây, dư luận đang quan tâm tới quan điểm “văn hóa chấp nhận” trong giáo dục của thầy Trần Văn Toản - tổ trưởng Ngữ văn, trường THPT Chuyên Quốc học Huế, người từng đạt giải nhất cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ II, năm học 2018-2019.

Theo đó, thầy Trần Văn Toản cho rằng, chúng ta chấp nhận cả những thực tế không mấy vui vẻ về giáo dục. Vô hình trung dần dần trở thành một nếp nghĩ, một thói quen chấp nhận: Đó là chấp nhận rủi ro khi chọn nghề; Chấp nhận nhiều điều mà các bài giảng của các thầy cô giáo trên trường đại học không có; Chấp nhận cho học sinh ngồi nhầm lớp, chấp nhận thành tích ảo, chấp nhận điểm số ảo và có khi chúng ta chấp nhận làm ngơ trước một lời nói, hành động vô lễ của người học…

Cũng theo quan điểm của thầy Toản, cái sự chấp nhận đó là nếu như nguyên tắc của giáo dục hiện đại trên thế giới ‘học gì thi đó’, thì giáo dục của nước ta lại chấp nhận ‘thi gì học đó’; Bàn tay cầm phấn và khối óc của khoa học, nhưng thực tế vật chất không cho họ quyền được sống bằng sản phẩm mà họ đáng được thụ hưởng. Họ chấp nhận đứng một chân trong ngành giáo dục để tiện cho những công việc tay trái khác…

Biểu đồ thể hiện khoảng cách giữa điểm thi đã công bố và điểm chấm thi thẩm định trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang.

Biểu đồ thể hiện khoảng cách giữa điểm thi đã công bố và điểm chấm thi thẩm định trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang.

Hướng nhìn khác, theo quan điểm của người viết đó là, chưa bao giờ mà ngành giáo dục lại phải chứng kiến những cảnh bạo lực học đường một cách nhiều đến như thế. Chưa bao giờ hằng trăm thí sinh ở các tỉnh mà vốn xưa nay không phải “đất hiếu học”, “đất thủ khoa” như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình lại bỗng chốc được phù phép trở thành tỉnh có những thí sinh “tốp 10 cả nước”, “thủ khoa” trường này, “á khoa” trường kia…

Rồi cũng chưa bao giờ, con số cán bộ là quản lý giáo dục cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông bị vướng vào vòng lao lý, bị bắt tạm giam, bị khởi tố vụ án, bị truy tố đối tượng nhiều đến như thế..v..v.

Đáng buồn là, khi tất cả trở thành thói quen, không ít giáo viên và cả học sinh im lặng. Chấp nhận im lặng trở thành "văn hóa" trong nhà trường hiện nay. Sự im lặng ở đây không phải họ bất lực mà vì sự yên thân. Không muốn phải va chạm, đấu tranh, giáo viên im lặng để hoàn thành công việc tạm thời của mình để lo cho cuộc sống mưu sinh bên ngoài cổng trường.

Có thể nói, những mảng tối như tham ô, xúc phạm thân thể, nhân cách người dạy, người học, thị trường hóa trường học, … đã làm hoen ố nền giáo dục nước nhà trong những năm qua. Trong đó “văn hóa chấp nhận” như thầy Trần Văn Toản đề cập nói trên là một thực trạng mà ai cũng biết nhưng ít khi lên tiếng.

Mảng “màu xám” đến từ sự phản ứng theo kiểu tư duy lối mòn, “tư duy im lặng” của nhiều ban, ngành cơ quan hiện nay khi tỏ rõ sự lúng túng, sự thiếu linh hoạt trước các sai phạm. Trong đó, những hiện thực không mấy sáng sủa của ngành giáo dục” cũng đến từ sự thiếu linh hoạt, chậm trễ và “vô cảm” từ chính đội ngũ quản lý, cho đến bản thân mỗi người thầy.

Nói ra những thực tế không mấy vui, không phải là công kích ngành giáo dục, mà để đóng góp, xây dựng một môi trường trong lành hơn cho sư nghiệp trồng người. Muốn vậy, đổi mới giáo dục là trước tiên lãnh đạo, cán bộ phải nhanh chóng thay đổi lề lối làm việc cũ, phải công khai, minh bạch, có sai thì nhận lỗi, có lỗi thì xin lỗi trước toàn thể nhân dân địa phương và cả nước. Chứ không thể chấp nhận sự im lặng trước các ý kiến của nhân dân, của Quốc hội.

Suy cho cùng, giáo dục phải là quốc sách hàng đầu, giáo dục phải trong sạch, thì quốc gia mới hưng thịnh. Nếu thế hệ chúng ta hôm nay không làm tốt cuộc chấn hưng giáo dục, thì tương lai sẽ sản sinh ra những thế hệ đầy rẫy những tiêu cực và làm an nguy đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vén màn “mảng xám” giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713584334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713584334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10