“Vén màn” trật tự thế giới mới hậu bầu cử Tổng thống Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Thế giới vô cùng quan tâm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì tác động của cuộc bầu cử này đối với trật tự thế giới.

đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang tiến sát tới suất đề cử của mỗi đảng.

Đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang tiến sát tới suất đề cử của mỗi đảng.

>> Vấn đề sức khỏe "nóng lên" trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ

Thế giới đang theo dõi chặt chẽ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì nó sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với trật tự toàn cầu. Kết quả cuộc đua sơ bộ cho thấy nhiều khả năng sẽ tái diễn "cuộc đấu" giữa Tổng thống Joe Biden và cựu lãnh đạo Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo này có quan điểm rất khác nhau về cách điều hành trật tự thế giới và cách Mỹ nên ứng phó trước sự suy giảm vị thế của Mỹ.

Hệ tư tưởng và chính trị khối

Ông Biden muốn khôi phục sự thống trị toàn cầu của Mỹ bằng cách khôi phục hệ thống liên minh trong Chiến tranh Lạnh vốn đã chia cắt thế giới thành các đồng minh phụ thuộc và các đối thủ suy yếu. Nó khiến châu Âu chống lại Nga, các quốc gia Ả Rập chống lại Iran, Ấn Độ chống lại Trung Quốc,… Các thể chế quốc tế về quản trị toàn cầu đang bị suy yếu và bị thay thế bởi các khối kinh tế và quân sự đối đầu.

Ông Biden ít thù địch với Liên hợp quốc và EU hơn người tiền nhiệm, và dưới sự điều hành của ông, Mỹ đã tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới và thỏa thuận khí hậu Paris. Nhưng ông Biden vẫn chưa xem xét lại thỏa thuận hạt nhân Iran hay giảm áp lực kinh tế lên Trung Quốc để thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Các thể chế có thể hạn chế Mỹ – Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) – đều không được Biden hay Trump ưa chuộng.

GS. Glenn Diesen tại Đại học Đông Nam Na Uy cho rằng tình hình kinh tế - xã hội và chính trị ngày càng xấu đi ở Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến cách tiếp cận quản trị toàn cầu của ông Biden. Ông Biden sẽ vẫn miễn cưỡng tham gia các hiệp định thương mại đầy tham vọng mới, đồng thời cũng sẽ không ủng hộ các hiệp định thương mại tự do trong các lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế về công nghệ và công nghiệp. “Những nỗ lực của ông nhằm cắt đứt các quốc gia châu Âu khỏi năng lượng của Nga và công nghệ Trung Quốc sẽ khiến thế giới ngày càng chia cắt thành các khối kinh tế cạnh tranh”, GS. Glenn Diesen nhận định.

Với những chiến thắng áp đảo trong ngày bầu cử sơ bộ vừa qua, đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang tiến sát tới suất đề cử của mỗi đảng.

Theo GS. Glenn Diesen, Tây Âu sẽ tiếp tục suy yếu và phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ, đến mức sẽ phải từ bỏ mọi yêu sách về “quyền tự chủ chiến lược” và “chủ quyền châu Âu”.

>> “Hé lộ” thách thức mới của Mỹ ở Trung Đông trong năm 2024

GS. Glenn Diesen cho rằng ông Biden cũng thể hiện sự sẵn sàng phá vỡ các ngành công nghiệp của nước đồng minh thông qua các sáng kiến như Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ.

Tạp chí Rolling Stone đưa tin, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về việc rút nước này khỏi NATO, hoặc thu hẹp đáng kể cam kết của Mỹ với khối này, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.

Theo Tạp chí Rolling Stone, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về việc rút nước này khỏi NATO, hoặc thu hẹp đáng kể cam kết của Mỹ với khối này, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.

Nước Mỹ trên hết và chủ nghĩa thực dụng của các cường quốc

GS. Glenn Diesen cho rằng, nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Trump sẽ tìm cách khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ bằng cách giảm chi phí của các hệ thống liên minh và quyền bá chủ. Ông coi các liên minh chống lại các đối thủ chiến lược là điều không mong muốn nếu chúng liên quan đến việc chuyển giao quyền lực kinh tế tương đối cho các đồng minh. 

Ông Trump tin rằng NATO là một di sản “lỗi thời” của Chiến tranh Lạnh vì Tây Âu nên đóng góp nhiều hơn cho an ninh của chính họ. Theo quan điểm của ông, có lẽ Mỹ nên giảm sự hiện diện ở Trung Đông và các đồng minh nên trả tiền cho Mỹ để đảm bảo an ninh cho họ theo một cách nào đó. Các hiệp định kinh tế như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (nay là CPTPP) lẽ ra đã thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Mỹ, nhưng dưới thời ông Trump, chúng đã bị bỏ rơi vì chuyển giao lợi ích kinh tế cho các đồng minh.

Theo GS. Glenn Diesen, mục tiêu chính của Mỹ sẽ là giành lại lợi thế cạnh tranh trước Trung Quốc. Về cơ bản, ông Trump có xu hướng đổ lỗi quá mức cho Trung Quốc về các vấn đề kinh tế của Mỹ. Áp lực kinh tế lên Trung Quốc nhằm mục đích khôi phục sự thống trị về công nghệ/công nghiệp của Mỹ và bảo vệ việc làm trong nước. Những ý tưởng theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế phản ánh những ý tưởng của hệ thống Mỹ thế kỷ 19, nơi chính sách kinh tế dựa trên thương mại công bằng hơn là thương mại tự do. 

“Cả ông Biden và ông Trump đều tìm cách đảo ngược sự suy thoái tương đối của Mỹ trên thế giới, nhưng sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ sẽ tác động sâu sắc đến quản trị toàn cầu. Trong khi Biden tìm cách khôi phục sự vĩ đại của Mỹ thông qua các hệ thống liên minh ý thức hệ sẽ phân chia quản trị toàn cầu thành các khối khu vực, thì ông Trump sẽ tìm cách rút khỏi các thể chế quản trị toàn cầu vì chúng làm cạn kiệt nguồn lực của Mỹ và cản trở các chính sách thực dụng”, GS. Glenn Diesen nhận định.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vén màn” trật tự thế giới mới hậu bầu cử Tổng thống Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714296806 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714296806 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10