Vì sao cây cầu Crimea tiếp tục bị tập kích?

Diendandoanhnghiep.vn Phía Nga cho rằng các cuộc tấn công vào cây cầu nối từ Nga tới bán đảo Crimea có khả năng được thực hiện bởi quân đội Ukraine.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine quyết tâm chiếm lại Crimea

Cầu Crimea trước khi diễn ra cuộc tấn công ngày 17/7. Ảnh: Reuters

Cầu Crimea trước khi diễn ra cuộc tấn công ngày 17/7. Ảnh: Reuters

Mới đây, một máy bay không người lái trên mặt biển đã tấn công và làm hư hại Cầu Crimea, một tuyến đường bộ và đường sắt quan trọng nối lục địa Nga với bán đảo Crimea mà Điện Kremlin đã sáp nhập vào năm 2014.

Truyền thông phương Tây trước đó dẫn nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết vụ tấn công cầu Crimea là "chiến dịch đặc biệt của SBU và hải quân nước này". Tuy nhiên, các quan chức Ukraine vẫn không thừa nhận quốc gia này đứng sau vụ việc.

Bất chấp cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine, bán đảo Crimea vẫn là một điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng đối với người Nga. Tuy nhiên, vụ nổ có mục tiêu đã khiến nhiều người hoảng sợ và dẫn đến một làn sóng hỗn loạn khi dòng người rời khỏi Crimea.

Đây cũng là cuộc tấn công thành công thứ hai vào cây cầu dài khoảng 19 km, nối Crimea với vùng Taman ở phía Tây Nam Nga, 4 năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo. Đây là cầu dài nhất ở châu Âu, có tổng giá trị lên tới 3,7 tỷ USD. Cầu đường sắt chạy song song với cầu đường bộ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2019.

Phó thủ tướng Nga Marat Khusnullin cho biết có thể phải đợi tới giữa tháng 9/2023 để khôi phục phần nào lưu thông hàng hóa hai chiều trên cầu Crimea sau vụ nổ ngày 17/7. Hoạt động đi lại trên cầu chỉ có thể được khôi phục hoàn toàn vào tháng 11/2023.

Giới quan sát nhận định vụ tấn công cầu Crimea ngày 17/7 có thể là nỗ lực công khai đầu tiên của Ukraine nhắm vào công trình mang tính biểu tượng này. Khi phương Tây chuyển giao các loại vũ khí có tầm bắn ngày càng xa, trong đó có tên lửa hành trình Storm Shadow, Ukraine càng có khả năng tập kích cầu Crimea lớn hơn.

Các nhà lãnh đạo Ukraine trong nhiều tháng đã nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của họ là giải phóng toàn bộ lãnh thổ đã mất, trong đó có Crimea. “Luật pháp quốc tế quy định rõ ràng rằng Crimea là một phần không thể tách rời của Ukraine,” bà Emine Dzhaparova, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, nói trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post vào tháng 5 khi bà bác bỏ những lời kêu gọi từ nước ngoài nhượng bộ bán đảo này cho Moscow. 

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine quyết giành lại Crimea?

Bán đảo Crimea. Ảnh: Sputnik

Bán đảo Crimea. Ảnh: Sputnik

Giới chuyên gia quân sự cho biết, trong khi chờ đợi, Kiev sẽ tiếp tục vạch ra những cách thức nhắm mục tiêu vào các tài sản quân sự của Nga ở Crimea và phô trương sức mạnh của mình trên bán đảo này.

Việc cô lập các lực lượng Nga ở Crimea có thể là một phần thiết yếu trong chiến lược phản công của Ukraine. Do đó, nếu cây cầu tiếp tục bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng, Moscow sẽ chỉ còn lại một tuyến đường bộ chính duy nhất từ Nga, dọc theo bờ biển phía Nam Ukraine, để hỗ trợ hàng chục nghìn binh sĩ chiến đấu để giữ lãnh thổ chiếm được trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến. Điều này sẽ là một bước tiến rõ rệt của quân đội Ukraine sau nhiều tuần tiến hành phản công.

Mặc dù trong lịch sử, việc đánh sập một cây cầu trong thời chiến là rất khó khăn, nhưng máy bay không người lái có thể cung cấp những cách thức mới nhắm mục tiêu vào những điểm yếu nhất. 

Ông Samuel J. Cox, một chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu và là Giám đốc của Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân ở Washington, cho biết: “May bay không người lái là vũ khí dẫn đường chính xác khi nó có thể bắn trúng một phần cụ thể của cây cầu, khiến cây cầu sụp đổ. Điều đó cho phép quân đội Ukraine nhắm chính xác đến những điểm có thể gây ra nhiều tổn thất hơn.”

Trong khi đó, các chuyên gia khác tin rằng một chiến dịch quân sự đánh vào Crimea là chiến lược tốt nhất để giải quyết chiến tranh. Ông Jon Herbst và Daniel Fried của Hội đồng Đại Tây Dương đã viết trong một bài bình luận của Washington Post: “Gây áp lực nghiêm trọng lên Crimea là cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh với những điều kiện mà Ukraine có thể chấp nhận được".

Theo các chuyên gia này, Kiev không muốn một thỏa thuận ngừng bắn mà Moscow sẽ lợi dụng để tái vũ trang và tiếp tục chiến tranh vào thời điểm thuận lợi hơn. Chỉ chiếm được bán đảo Crimea mới buộc Nga cuối cùng phải chấp nhận Ukraine là một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn.

Mặc dù vậy, cho đến hiện tại các lực lượng Ukraine vẫn đang bị sa lầy ở một số khu vực bởi một mê cung bãi mìn rộng lớn do lực lượng Nga tạo ra. Điều này đặc biệt gây khó chịu ở mặt trận phía Nam ở tỉnh Zaporizhzhia, nơi một cuộc đột phá của Ukraine qua các phòng tuyến của Nga sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cây cầu Crimea tiếp tục bị tập kích? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714667157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714667157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10