Vì sao công nhân khó "an cư lạc nghiệp"?

PHƯƠNG UYÊN 12/06/2022 17:00

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ban ngành địa phương cùng vào cuộc để giấc mơ "an cư lạc nghiệp" của nhiều công nhân và người lao động sẽ không còn xa vời.

>>> Nhà ở cho công nhân còn "vướng" Luật

Nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân các khu công nghiệp, giai đoạn từ nay đến hết năm 2025, cần thêm khoảng 6,7 triệu m2 sàn. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi đối thoại với công nhân. Ảnh: Ngọc Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi đối thoại với công nhân diễn ra sáng 12/6. Ảnh: Ngọc Thành

Mới đây, Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra, ngay lập tức thị trường bất động sản cũng nhận được cú huých lớn từ chính sách này trong đó những khó khăn trong công tác phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các khu đô thị cũng được kỳ vọng sẽ sớm giải quyết.

Cái khó của doanh nghiệp

Tuy nhiên, nhiều bất cập, vướng mắc cũng được nhận diện từ tình hình thực tế. Ông Luyện Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội, riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt được yêu cầu. 

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cũng cho rằng, định mức lợi nhuận chỉ 10% của nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân hiện không đủ để giải bài toán tài chính cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Đẩy mạnh phát triển nhà ở công nhân

    Đẩy mạnh phát triển nhà ở công nhân

    05:00, 08/02/2022

  • Kỳ vọng phát triển nhà ở công nhân

    14:00, 05/02/2022

Không những vậy, việc duyệt giá bán nhà ở xã hội, các thủ tục pháp lý liên quan đến cấp sổ hồng, vấn đề bồi thường chi phí giải phóng mặt bằng còn chậm triển khai, tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút doanh nghiệp phát triển phân khúc này.

“Hiện TP. Hồ Chí Minh có hơn 10 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản tham gia vào chương trình nhà ở xã hội. Các doanh nghiệp tự bỏ vốn để tạo lập quỹ đất và đầu tư phát triển dự án, xuất phát từ tâm huyết và trách nhiệm xã hội. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố có khoảng 15.000 sản phẩm nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015 - 2020, đạt tỷ lệ 75%, con số này cao hơn tỷ lệ của cả nước, chỉ 41%”, ông Châu chia sẻ.

Trong khi đó, theo khảo sát tại Hà Nội, với tổng số 9 Khu công nghiệp trên địa bàn, hiện chỉ mới xây dựng được 3 khu nhà ở cho công nhân. Thế nhưng, nhu cầu lấp đầy nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân lại chỉ đạt từ 50-60%. Điều này cũng khiến các chủ đầu tư e ngại khi phát triển loại hình này bởi sức mua chưa thực sự tương xứng. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay đều mong muốn tham gia việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bởi ngoài trách nhiệm kinh doanh, đó còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Thế nhưng, để thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển loại hình này, cần giải quyết các vấn đề về thời gian, thủ tục, nguồn vốn cũng như hoạt động phân phối. Bởi trên thực tế, khi phát triển nhà ở xã hội, doanh nghiệp không chủ động được về dòng tiền, đối tượng mua nhà ở xã hội, giá bán, đều do nhà nước quyết định. Chính vì thế, các thủ tục, quy trình cần được xử lý nhanh gọn hơn giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng.

“Khi có thể tham gia dự án sớm và thời gian thu hồi vốn nhanh, thì việc thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội là điều không khó", ông Hà nêu quan điểm. 

Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh: Ngọc Thành

Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh: Ngọc Thành

Cải cách các thủ tục hành chính

Bàn về giải pháp nhà ở cho công nhân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng cho biết, Bộ Xây dựng đã sửa đổi và ban hành thông tư 09 về trình tự lựa chọn chủ đầu tư đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cùng một loạt chính sách liên quan. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành quy định tất cả các dự án nhà ở thương mại đều phải dành 20% quỹ đất, các khu công nghiệp là 2% quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Theo thống kê, tính đến hết năm 2021 cả nước hoàn thành 266 dự án bao gồm cả nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân.

Bên cạnh đó, Bộ xác định cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản tinh gọn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đồng thời nghiêm túc thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ, hỗ trợ chủ đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi 2% (quy mô 40.000 tỉ đồng); hỗ trợ người lao động, công nhân vay vốn với lãi suất 4,8% (quy mô 15.000 tỉ đồng), thời hạn cho vay 25 năm.

Tại buổi đối thoại với công nhân do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, diễn ra sáng 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ ngành liên quan phối hợp với các địa phương đẩy nhanh thủ tục tài chính, sớm triển khai để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân sinh hoạt ổn định, nâng cao đời sống, cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

nhà ở cho công nhân luôn là vấn đề nóng bỏng, bức thiết

Nhà ở cho công nhân luôn là vấn đề nóng bỏng, bức thiết

Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nhà ở công nhân không chỉ là việc xây dựng những tòa nhà cho công nhân mà cần quan tâm đến cả các thiết chế công đoàn, sinh hoạt, đời sống của công nhân tại khu nhà ở.

Thực tế nhiều dự án nhà ở công nhân đến nay xây xong vẫn vắng bóng người. Đơn cử như tại khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có đến 100 nghìn công nhân, nhưng số lượng lao động vào các khu nhà ở chỉ khoảng 10 nghìn người, còn lại hơn 90 nghìn công nhân là thuê nhà trọ.

Ông Trần Đức Lợi - Tổng giám đốc Tập đoàn Sakae Việt Nam cho rằng, cần nghiên cứu thí điểm mô hình tại Việt Nam về nhà ở công nhân dựa trên sự nghiên cứu những điểm tương đồng với thị trường Singapore. 

Cụ thể, nguyên tắc quy hoạch chính của các khu nhà ở này bao gồm: Khu vực phát triển tích hợp với kết nối không đứt đoạn; đô thị đáng sống và dành cho người đi bộ; không gian sử dụng hỗn hợp nén và sôi động; bền vững về môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Hưng Yên: Thu hồi dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Kim Động

    Hưng Yên: Thu hồi dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Kim Động

    00:06, 08/06/2022

  • Quảng Ninh ưu tiên quỹ đất 20% cho nhà ở công nhân

    Quảng Ninh ưu tiên quỹ đất 20% cho nhà ở công nhân

    03:00, 06/06/2022

  • Hải Phòng: Sắp có 2 khu nhà ở công nhân với 14.000 chỗ ở

    Hải Phòng: Sắp có 2 khu nhà ở công nhân với 14.000 chỗ ở

    21:56, 25/02/2022

  • Dự án nhà ở công nhân ở Nghệ An sẽ được ưu đãi những gì?

    Dự án nhà ở công nhân ở Nghệ An sẽ được ưu đãi những gì?

    11:52, 18/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao công nhân khó "an cư lạc nghiệp"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO