Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đặt mục tiêu tăng doanh thu nhưng thận trọng hơn với chỉ tiêu lợi nhuận 2024, sau kỷ lục năm 2023.
>>Kênh ETC sẽ là động lực tăng trưởng chính của ngành Dược phẩm
Theo đó, DHG đặt mục tiêu doanh thu 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ gần 4% so với thực hiện 2023. Tuy vậy, lãi trước thuế mục tiêu 1,08 nghìn tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 7%. Có thể nói, kế hoạch của DHG đặt trong bối cảnh doanh nghiệp vừa phá kỷ lục lợi nhuận với gần 1.100 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2023 (kỷ lục trước đó là 988 tỷ đồng vào năm 2022) là khá thận trọng.
Với kết quả trên, DHG dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua mức cổ tức 2023 tới 75% (tương đương 7.500 đồng/cp), cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.
Những kết quả tích cực của 2023 cũng giúp giá cổ phiếu DHG tăng cao. Tính từ giữa tháng 1/2024, giá cổ phiếu DHG đã tăng gần 11%, thị giá ngày 18/03 là 117.000 đồng/cp. Tuy nhiên, đánh giá về DHG, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, dựa trên số liệu của Bộ Y Tế, và các ước tính thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2023 đạt doanh thu 7,24 tỷ USD; Trong đó, kênh nhà thuốc (OTC) và bệnh viện lần lượt đạt mức 1,8 tỷ USD và 5,448 tỷ USD; song từ năm 2023, DHG đã đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại. Dịch Covid-19 đã qua khiến cho nhu cầu mảng thuốc hạ sốt giảm đau, vốn chiếm khoảng 23% doanh thu của DHG suy giảm. Do vậy Mirase Asset Việt Nam ước tính doanh thu mảng thuốc hạ sốt giảm đau của DHG năm 2024 đạt 1.069 tỷ, giảm 5,9%). Ở chiều ngược lại, khi Covid-19 trôi qua sẽ là cơ hội cho các dòng thuốc kháng sinh, vốn là thế mạnh ở kênh OTC của DHG quay trở lại.
>>Thị trường dược phẩm Việt: “Thỏi nam châm” hút nhà đầu tư ngoại?
Ước tính các dòng kháng sinh chính của DHG, bao gồm Klamentin và Haginat sẽ là động lực tăng trưởng chính của DHG trong năm 2024. Dự phóng doanh thu mảng kháng sinh đạt VND 1.603 tỷ đồng. Nhà máy Japan-GMP mới dự kiến vận hành trong Quý IV/2024 đảm bảo tăng trưởng dài hạn. Hiện tại trong hơn 300 dòng thuốc của DHG, đã có trên 100 sản phẩm sản xuất trên dây chuyền Japan GMP.
Năm 2023 vừa qua, DHG đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 1.130 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 3% so với kết quả năm 2022. Với kết quả đạt được trong năm, doanh nghiệp dược đã hoàn thành vượt kế hoạch cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.
Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của DHG đã tăng 17% so với đầu năm, đạt 6.071 tỷ đồng. Sự gia tăng chủ yếu đến từ các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi cuối kỳ đạt mức 2.324 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tài sản.
Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng nợ phải trả của DHG ở mức 1.218 tỷ đồng, tương đương 1/4 vốn chủ sở hữu. Số dư nợ vay tại ngày cuối năm chỉ ở mức 572 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn. Ngoài ra, công ty đã tích luỹ được 1.081 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 2.458 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Được biết, giai đoạn cuối 2022 – Quý 4/2024, DHG tiếp tục đầu tư thêm nhà máy Japan-GMP với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho công suất một tỷ viên/năm (gần 25% công suất hiện hữu). Có thể nói, đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho DHG từ sau năm 2025. Tuy nhiên, trong 2024, doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh do nhà máy hiện hữu đã đạt trên 90% công suất và xu hướng mở rộng của kênh ETC.
Về mặt lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng việc tập trung hơn vào chất lượng chữa bệnh (thuốc có kê đơn) và tận dụng bảo hiểm y tế trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ tiếp tục. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến DHG đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2024...
Có thể bạn quan tâm